Bật mí tuyệt chiêu thái thịt chuẩn không cần chỉnh

Những mẹo đơn giản dưới đây giúp bạn thái mọi loại thịt đều trông đẹp mắt và hấp dẫn, không thua kém ngoài hàng.

Cách thái thịt lợn

Trước khi thái, hãy rửa sạch rồi để miếng thịt lợn vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút. Phần nước bên trong thịt lúc này bị đông lại, giúp miếng thịt có độ cứng vừa phải và dễ thái hơn.

Bạn cần xác định muốn chế biến món gì vì việc này quyết định xem thịt thái mỏng, dài hay hình khối… Với những món xào, luộc, rang, nên thái dài, mỏng và vừa ăn, còn với các món kho, món hầm thì nên thái thịt thành những miếng vuông, dày.

Bạn nên sử dụng những loại dao chuyên dùng thái thịt để miếng thịt được đẹp và sắc nét. Loại dao dùng để chặt thịt không nên dùng vào việc thái thịt hoặc gọt rau củ quả.

Bật mí tuyệt chiêu thái thịt chuẩn không cần chỉnh-1
Để miếng thịt lợn vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút giúp miếng thịt có độ cứng vừa phải và dễ thái hơn. Ảnh minh họa

Trước khi thái, bạn cần phải mài dao thật bén, không sử dụng dao bị sứt mẻ bởi người dùng cần phải dùng sức để tạo ra lực cho vết cắt, như vậy miếng thịt trông không còn đẹp.

Khi thái thịt, bạn phải thái chéo thớ thịt thay vì cắt dọc theo thớ thịt để tránh thịt bị dai và dính răng khi ăn. Bạn cũng chú ý để dao thẳng đứng với miếng thịt, cắt dứt khoát để bề mặt của lát thịt phẳng

Đối với những miếng thịt lợn có nạc, mỡ và da như thịt ba chỉ, nên đặt phần nạc hướng vào người, phần mỡ, da hướng ngược lại và thái sao cho ở giữa 3 phần da, mỡ, nạc. Hãy dùng tay giữ chặt miếng thịt sao cho phần da không bị tách khỏi phần nạc. 

Lưu ý: Không nên thái mỏng thịt trước khi nấu, chỉ cắt mỏng đối với món thịt luộc. Việc thái mỏng thịt lợn trước khi nấu sẽ làm thịt bị rời rạc, không còn hấp dẫn.

Cách thái thịt bò

Đây là loại thịt khó thái hơn thịt lợn do nếu không thái đúng thớ thịt thì khi ăn sẽ bị dai và dính răng. Để thái thịt bò mỏng mà không nát, đầu tiên bạn nên rửa sơ rồi để vào ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 20 phút cho thịt cứng lại hoặc rã đông cho đến lúc thịt bò gần mềm rồi lấy ra thái, như vậy miếng thịt sẽ dễ thái và bắt mắt hơn. Việc làm đông thịt bò cũng là cách giúp thịt mềm hơn.

Để nhận biết được thớ thịt bò, hãy nhìn vào mặt cắt của miếng thịt, nếu thấy những sợi cơ chạy dài thì đó là dọc thớ thịt, còn nhìn thấy đầu các sợi cơ chạy ra thì đây là ngang thớ thịt.

Khi thái thịt bỏ, dùng một tay giữ chặt đầu miếng thịt, đầu còn lại đặt lưỡi dao, nhìn từ phía trên con dao xuống lưỡi dao rồi thái. Hãy giữ lưỡi dao nghiêng và hướng ra phía ngoài để miếng thịt bò mỏng hơn.

Chú ý, thịt bò nên thái ngang miếng, giúp thịt bò mềm và bắt mắt hơn khi nấu những món nướng, xào, lẩu và phở. Đối với các món hầm, bạn nên thái thịt bò ra thành các miếng hình vuông, dày.

Cách chặt thịt gà và thịt vịt

Bật mí tuyệt chiêu thái thịt chuẩn không cần chỉnh-2
Bạn cần chuẩn bị dao sắc và chiếc thớt to, chắc và nặng khi chặt thịt gà/ vịt. Ảnh minh họa

Để chặt thịt vịt và thịt gà đẹp, bạn cần chuẩn bị một chiếc thớt thật to, chắc và nặng. Độ nặng của thớt sẽ giúp việc chặt miếng thịt dễ dàng hơn. Bạn chú ý đợi thịt gà, vịt nguội mới chặt, vì nếu chặt lúc nóng thì miếng thịt sẽ bị nát.

Ngoài thớt, bạn cũng cần chuẩn bị một con dao thật sắc, bén. Dùng dao cắt theo chiều từ đùi tới nách rồi đến lưng gà/ vịt sao cho phần đùi của gà/ vịt thành hình chữ nhật là đẹp.

Cắt cánh gà/ vịt cũng cắt theo phần nách, canh sao dính chút xíu ức để phần cánh thêm ngon. Tiếp đó, bạn lần lượt chặt phần cổ, chia phần thân làm đôi và chặt thành từng miếng nhỏ. Khi chặt gà/ vịt, bạn phải chặt dứt khoát không để thịt gà/ vịt nát vụn.

Theo Đời sống pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bat-mi-tuyet-chieu-thai-thit-chuan-khong-can-chinh-a422258.html

Món Ngon Mỗi Ngày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.