Dòng nhạc âm hưởng dân ca đang đuối dần

Âm nhạc dân tộc (ANDT) Việt Nam là một phần trong văn hóa dân gian cổ truyền của Việt Nam , trải qua mấy ngàn năm trầm tích, tiềm ẩn vô cùng tận. Đừng cho rằng âm nhạc dân gian đã bị khai thác cạn kiệt. Nói như thế là chưa hiểu hết trữ lượng của quặng mỏ quý giá này, hoặc có khi chỉ thấy lớp đất mặt mà không thấy kho trầm tích dưới sâu.

Dòng nhạc âmhưởng dân ca ngày càng hiếm những ca khúc hay. Những ca khúc mang phong cáchdân gian hiện đại sau một thời gian tung hoành thể nghiệm trong sân chơi Bàihát Việt cũng bắt đầu “hụt hơi”?

Âm nhạc dân tộc (ANDT) Việt Nam là một phần trong văn hóa dân gian cổ truyền củaViệt Nam,trải qua mấy ngàn năm trầm tích, tiềm ẩn vô cùng tận. Đừng cho rằng âm nhạcdân gian đã bị khai thác cạn kiệt. Nói như thế là chưa hiểu hết trữ lượngcủa quặng mỏ quý giá này, hoặc có khi chỉ thấy lớp đất mặt mà không thấy khotrầm tích dưới sâu.

 

Chạy theo khaithác hình thức


Hiện nay, khuynh hướng phát triển dòng âm hưởng dân ca phổ biến tại nước tađi theo hai hướng khác biệt rõ rệt. Hướng phát triển đậm đặc là những sángtác sử dụng chất liệu dân gian với cách khai thác sâu chất liệu của vài điệuthức vùng miền  khu biệt với mật độ dày, ví dụ như thiênvề khai thác ca trù, khiến đôi khi làm thiếu đi sự phong phú của các lànđiệu khác của ANDT.

Dòng nhạc âm hưởng dân ca đang đuối dần
Ca sĩ Cẩm Ly một trong số ít ca sĩ hát nhạc mang âm hưởng dân ca. Ảnh: T.Thạnh


Ngoài ra, cách vận dụng “đậm đặc” này khiến tác phẩm có vẻ nặng nề nêncông chúng khó cảm thụ một cách dễ dàng và tự nhiên. Vài năm gần đây,một số tác giả trẻ nỗ lực sáng tạo theo phong cách được gọi là “dân gianđương đại”, đây là những cố gắng  thể nghiệm đángtrân trọng.

Tuy nhiên, một số ca khúc mang nhiều yếu tố hiện đại và cầu kỳ tronghình thức âm nhạc, giai điệu, cấu trúc, phối khí... đôi khi mang nặngyếu tố phô bày học thuật khiến tác phẩm mất đi vẻ bình dị cố hữu của âmnhạc dân gian và vì thế độ phổ cập và thẩm thấu nơi người nghe cũng trở nên hạn chế.
 

Hướng phát triển nhạt nhòa thường là những cakhúc được một số tác giả phát triển rộng rãi ở phía Nam, tuy rộng rãi nhưng tính đặc trưngkhông rõ rệt. Đó là những ca khúc có hơi hướng của một chút ngũ cung, thườngcó nội dung là chuyện tình yêu đôi lứa nhuốm màu chia ly, buồn bã.

Âm hưởng ngũ cung này thường gần với hơi “oán” của dân ca Nam Bộ- còn rấtthiếu sự khai thác các điệu thức phong phú khác của dân ca Nam Bộ-cùng vớikhúc thức đơn giản, đôi khi có phần nghèo nàn về giai điệu khiến hàng loạtca khúc này có màu nhàng nhàng tương tự nhau. Vì thế, thiếu tính đặc trưngvà sắc nét. Thậm chí, có những ca khúc mâu thuẫn về điệu thức vùng miềntrong cùng một bài hát về một địa phương nhất định.
 

Sở dĩ phân tích khái quát hai hướng trên để thấydường như chúng là hai nhánh, hai hướng khác nhau của thân cây âm nhạc dântộc; chưa thật sự hòa hợp với  đặc trưng của âm nhạc dângian là tính bình dị, quảng đại nhưng thâm thúy, tinh tế- hòa quyện trong đólà hồn cốt hơi thở của thiên nhiên, đồng ruộng, đất trời... gắn bó với tâmcảm của người dân Việt hiền hòa, giản dị và hồn hậu, đó cũng là nét đặctrưng của tâm hồn người dân một nước nông nghiệp.

Vì thế, hai khuynh hướng trên dường như phát triển chỉ ở hình thức âm nhạc,bề nổi, ở cành lá... còn thân cây, cội rễ thật sự vẫn chưa có sự khai thácvà phát triển đúng mức, nghĩa là những ca khúc âm hưởng dân gian phải thựcsự nói lên được những rung động nồng nàn, những nỗi niềm tiềm ẩn trong tâmhồn người Việt bằng ngôn ngữ âm nhạc bình dị nhưng thâm thúy và tinh tế. Nhưthế mới có thể tìm gặp sự đồng cảm rộng rãi và gắn bó bền lâu của quầnchúng.
 

Phải hòa quyệntính dân tộc và hiện đại


Làm thế nào để kết hợp tính dân tộc và hiện đại, giữa bản sắc âm nhạc Việtvà trào lưu đương đại thế giới một cách hợp lý. Đầu tiên cần phải hiểu thấuđáo về ANDT, văn hóa dân gian cũng như am hiểu về những trào lưu đương đạithế giới.

Bởi nếu sự hiểu biết không thấu đáo thì sản phẩm được tạo ra mang tính hỗntạp, không thể nhận ra được bản sắc của nó. Nếu không nắm vững về ANDT ViệtNam mà vội hòa nhập có khi sẽ làm biến dạng hoặc đánh mất bản sắc âm nhạcViệt của mình, bị hút vào cái của người mà mất cái của ta...
 

Âm nhạc cổ truyền và dân ca Việt Nam có vô vànlàn điệu phong phú của nhiều vùng miền; mỗi một điệu thức đều chứa đựng mộtthang âm (scale) của riêng nó; chưa kể những điệu thức tam âm, tứ âm... khubiệt. Ngoài ra, với sự sắp xếp và phát triển khéo léo các bậc (quãng), nhữngđặc điểm hoa mỹ nhấn, rung, mổ... của ANDT, ta sẽ tạo ra được những giaiđiệu bay bổng, độc đáo mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Những thủ pháp trên đã được những nhạc sĩ tiền bối áp dụng và tạo nên nhữngtác phẩm mang giai điệu phong phú tuyệt vời và thuần chất âm nhạc Việt.
 

Để mang hơi thở đương đại thì phần hòa âm, phốikhí có thể vận dụng những nghệ thuật âm thanh của thế giới, từ cổ điển,thính phòng đến những trào lưu đương đại (thậm chí dùng cả loop, effectsounds- hiệu ứng âm thanh...) tạo nên một background (phông nền) đầy đặn,một bệ đỡ tôn vinh phần giai điệu thuần Việt lên, theo tôi cách kết hợp nhưthế là hợp lý –vừa mang hơi thở đương đại vừa tôn vinh bản sắc âm nhạc Việt.Thậm chí, khi không có nhạc đệm, chỉ cần nghe giai điệu, người nghe đã biếtđó là âm nhạc Việt Nam.


Từ thời đầu của nền tân nhạc Việt Nam, đã có những nhạc sĩ dấn thân vào khaithác và phát triển kho tàng âm nhạc cổ truyền, dân ca Việt Nam và tạo ranhững tác phẩm tuyệt vời bám chặt vào những điệu thức Việt. Như đã nói ởtrên, kho tàng âm nhạc ấy là vô cùng vô tận, rất cần thêm nhiều nghệ sĩ khaithác và phát triển nó. Chỉ tiếc rằng, có những người vì sợ có nét giống chaanh mình mà cố tình làm sao cho dung mạo mình khác đi, thậm chí biến dạng hình thù.

Theo Dòng nhạc âm hưởng dân ca đang đuối dần



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.