Hiện tượng ca khúc “nhiều tập”: Tự ăn vào đuôi mình

Gần đây, các ca khúc nhiều tập đang theo nhau xuất hiện, kiểu ăn theo thành công hoặc tai tiếng của bài trước.

Gần đây, các ca khúcnhiều tập đang theo nhau xuất hiện, kiểu ăn theo thành công hoặc taitiếng của bài trước.

>>

Hết Da nâu là đến Da nâu2, sau Vọng cổ teen là Vọng cổ geisha… Làng nhạc Việt báo động, trướctình trạng có vẻ như đang “cạn vốn” đến mức phải kéo dài những sáng tácđã được chú ý nhằm “đánh bóng” thêm tên tuổi và sự nổi tiếng.

Hiện tượng ca khúc “nhiều tập”: Tự ăn vào đuôi mình

Được nhắc đến đầu tiêntrong chuyện ca khúc nhiều tập là Phi Thanh Vân. Cô ca sĩ (CS) có biệtdanh "Da nâu" đã chứng tỏ cô không hề ngán dư luận khi Da nâu 2 nhảmkhông kém Da nâu, nếu không muốn nói là tiếp tục phát huy… giọng hát"thường thường bậc trung" qua những ca từ ngô nghê. Vọng cổ teen ban đầunghe vui tai, lạ lẫm với một số khán giả dễ dãi, nhưng lại là sự “chịukhông nổi” của những người yêu âm nhạc dân tộc. Dù gặp nhiều “búa rìu dưluận”, Vọng cổ geisha vẫn tiếp tục "ăn" theo chiều hướng dễ nghe, gâycười dễ dãi.

Hiện tượng ca khúc “nhiều tập”: Tự ăn vào đuôi mình

Phi Thanh Vân tiếp tục với Da nâu 2 nhảm không kém Da nâu

Thật ra, xu hướng viếtbài hát nhiều tập tại VN đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, không dễ có đượcnhững thành công về nghệ thuật từ các tập phát sinh được công chúng ghinhận, trừ một vài trường hợp.

Gần đây, khán giả nghenhắc nhiều đến loạt các Bức thư tình của nhạc sĩ (NS) Đỗ Bảo. Từ Bức thưtình đầu tiên quá lãng mạn, NS Đỗ Bảo đã ráng kéo ra thành Bức thư tìnhthứ hai, thứ ba… dù những bài sau không vượt qua được bài đầu về mặt cảmxúc. Đỗ Bảo giải thích, mỗi “thư tình” mang một sắc thái, “thư tình thứba” là nỗi niềm, trăn trở về cuộc sống gia đình, “thư tình thứ tư” lànhật ký ghi lại cảm xúc tình yêu… Chuỗi “những bức thư tình” sẽ còn đượcĐỗ Bảo viết tiếp trong thời gian tới theo yêu cầu của các CS Tấn Minh,Hồ Quỳnh Hương.

Từ góc độ người làm nghề,NS Võ Hoài Phúc nhận xét: “Với những bài hát nhiều tập, thường thìtập sau không hay hoặc không hấp dẫn bằng tập đầu. Đừng nói là Da nâu 2,trước đây Tình đơn phương 2 tuy là một ca khúc tốt, nhưng do “núp bóng”Tình đơn phương (đã quá thành công), nên bị... bóng đè luôn. Loạt nhữngBức thư tình thì tôi chỉ thích hai bài đầu vì lời và nhạc có phần lãngmạn hơn mấy bài sau. Tuy nhiên, những ca khúc cải biên (dạng Vọng cổgeisha),  lại vớt vát được khán giả vì cách dàn dựng,  làm thành mộtvideo clip giải trí.

Nhu cầu có bài hát “ăntheo” khổ thay, còn xuất phát từ chính CS. Sau khi có được một bài hitgiúp tăng cát-sê và mức độ nổi tiếng, CS liền nghĩ ngay đến chuyện đặthàng NS “nở nồi” thêm một bài tương tự, hoặc tiếp nối ca khúc ban đầu".

CS Cao Thái Sơn sau khiđổi đời nhờ bài Con đường mưa đã cấp tập nhờ tác giả Nguyễn Văn Chung“kéo” thành Con đường mưa 2, 3 nhưng NS này từ chối. Tương tự là cáctrường hợp của Khánh Phương sau Chiếc khăn gió ấm cũng muốn có thêm“chiếc khăn thứ hai”; Khánh Ngọc và Nhật Tinh Anh sau khi “tung hoành”từ Nam ra Bắc với Vầng trăng khóc cũng muốn “khóc tiếp”. Tất cả nhữngtrường hợp này đều nhận được lời từ chối khéo của Nguyễn Văn Chung.

Hiện tượng ca khúc “nhiều tập”: Tự ăn vào đuôi mình

Cao Thái Sơn sau khi đổi đời nhờ bài Con đường mưa và muốn kéo thêm Con đường mưa 2, 3 nhưng bị NS từ chối

Tác giả này giải thích: “Tuycác đơn đặt hàng viết tiếp bài hát khá hấp dẫn về thù lao, nhưng tôi từchối vì không muốn ăn theo, lặp lại chính mình. Điều này có thể khiến CSthất vọng, nhưng tôi thà từ chối còn hơn viết tiếp một bài hát “nhạt màu”.Tôi còn khuyên CS nên dừng lại việc khai thác tiếp một bài hit thànhbài hai, bài ba, nếu không muốn khán giả phát ngán vì những sản phẩm lặplại. Nếu CS vẫn nhất quyết ra bài hai, bài ba như một cách bảo chứng chothành công, họ nên tìm người khác để đặt hàng, tôi sẽ không hợp tác vớihọ trong những lần sau”.

Thay vì viết bài hátnhiều tập, những NS như Nguyễn Văn Chung chọn cách làm khôn ngoan hơn:xâu chuỗi các ca khúc, với nội dung và xúc cảm liền mạch, nhưng tên bàihát khác nhau. Chẳng hạn, Điều hạnh phúc (Nguyên Vũ hát) được nối tiếpvới Mưa nước mắt (Mây Trắng) và Ngôi nhà hoa hồng (Quang Vinh trìnhbày). Nguyễn Văn Chung cũng đang thực hiện chuỗi năm bài hát với tên gọikhác nhau: Hình bóng của mây, Bài hát của mưa… Cách làm này giúp cho mỗibài hát có một sức sống riêng, không bị chi phối bởi áp lực của một cakhúc đã quá thành công, hay yêu cầu bài sau phải nổi hơn bài trước.

NS Phạm Đăng Khương xácnhận, một số CS có thói quen đặt hàng theo kiểu yêu cầu NS viết tiếp mộtgiai điệu dễ nghe, dễ cảm để dễ thành bài hit mới. Việc nhận lời haykhông tùy thuộc vào tính cách và quan niệm làm nghề của NS. Đến nay, hầuhết những trường hợp bài hát nhiều tập gây phản cảm đều rơi vào những NStrẻ. Vì nóng vội trong nghề nghiệp, họ đã dễ dãi chiều theo ý định củanhững CS muốn “tự ăn vào đuôi mình”.

Theo Phụ nữOnline



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.