Khan hiếm ca khúc hay: Sáng tác còn là trách nhiệm

Vấn đề cần giải quyết ngay lúc này là mỗi nhạc sĩ phải dành thời gian và bớt những dự án mang tính cá nhân để cùng thực hiện dự án chung là phát triển ca khúc Việt

Vấn đề cần giải quyết ngay lúc này là mỗi nhạc sĩ phải dành thời gian và bớt những dự án mang tính cá nhân để cùng thực hiện dự án chung là phát triển ca khúc Việt

Làm thế nào để nhạc Việttrở lại thời hoàng kim như những năm 1990? Công chúng đang chờ câu trả lời của đội ngũ nhạc sĩ tên tuổi trong làng nhạc Việt nhưng xem ra còn xa vời.

Phải bắt đầu từ con người

Nhạc sĩ Minh Châu nói: “Cứ bắt đầu từ những tác phẩm được công chúng thừa nhận nhiều năm qua. Từ giai điệu đến ca từ không hề phức tạp nhưng nó lại đủ sức làm lay động lòng người nghe.

Thời hoàng kim của nhạc Việt bắt đầu từ những tác phẩm rất hay như thế. Tất nhiên, ở mỗi thời kỳ, tư duy và nhận thức cũng như mức độ đòi hỏi của người nghe khác nhau nhưng ở bất kỳ thế hệ nào cũng cần có một điểm chung là phải có những tác phẩm đủ hay, đủ mạnh để chinh phục lòng người nghe.

Và một tác phẩm hay phải được sản sinh từ một người viết hay”. Lý giải rõ hơn cho nhận định của mình, theo nhạc sĩ Minh Châu, sự đầy đặn trong nội tâm và kiến văn của người viết sẽ tạo nên những tác phẩm hay. Đó phải là người có nhân sinh quan, kinh nghiệm sống rõ ràng thì mới đủ nền tảng để tạo thành những tác phẩm hay.

Trong khi đó, cứ nhìn một vòng showbiz Việt, “ai ai cũng có thể làmnhạc sĩ sáng tác, từ ca sĩ cho đến những người viết còn quá trẻchưa từng trải nghiệm cuộc sống, chưa qua khóa đào tạo, huấn luyện nào về chuyên môn” - nhạc sĩ Lê Quang nói. Nhạc sĩ Quốc An cho biết: “Không ít lần nghe một vài ca khúcphát trên truyền hình, tôi chỉ còn biết lắc đầu bởi sự chắp vá vụng về của nó.

Góp phần đưa tên tuổi Văn Mai Hương đến gần hơn với công chúng là những ca khúc hay. Ảnh: ĐÀO TRANG

Nói thật những ca khúc này trước đây sẽ không được chấp nhận vì khán giả khó tính, ca sĩ kỹ tính mà ngay bản thân người viết cũng sẽ không đủ can đảm để giới thiệu những tác phẩm hời hợt như thế với công chúng. Nhưng bây giờ khác rồi, ca khúc có nhiều thị phần, người này không thích thì sẽ có đối tượng khán giả khác đón nhận. Thế nên, tác phẩm cũng dễ dàng ra mắt hơn nhiều”.

Dù tỏ ra cảm thông nhưng rõ ràng, sự dễ dãi của khán giả cũng như người viết là tác nhân chính khiến cho nhạc Việt ngày càng xuống cấp, thậm chí đi những bước lùi so với nhạc Việt của mấy mươi năm trước. Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh nói: “Thực tế,cung - cầu luôn song hành. Tuy nhiên, nhạc sĩ luôn đủ sức định hướng khán giả, kéo khán giả theo mình. Khán giả cũng sẽ không có lựa chọn nào khác hay có thể đòi hỏi nhiều hơn cái mà họ được giới thiệu”.

Còn theo nhạc sĩ Trần Tiến: “Chúng ta không nên đổ lỗi cho công chúng vì chúng ta mang đến cho họ thứ gì thì họ nhận thứ đó”. Như vậy, vấn đề cấp bách được đặt ra chính là nâng cấp người viết nhạc. Điều này cũng đang được Hội Âm nhạc TPHCM quan tâm giải quyết bằng việc kết hợp với Nhạc viện TPHCM mở các lớp bồi dưỡng sáng tác dành cho thế hệ những cây bút trẻ hiện nay.

Cần có tấm lòng

Nếu cứ cho rằng nhạc sĩ sáng tác chỉ phù hợp với một thời nào đó và các nhạc sĩ từng làm nên thời hoàng kim của nhạc Việt những năm 1990 nay đã hết vai tròkhông đúng. Còn nhớ trong số những nhạc sĩ có đóng góp tác phẩm để xây nên thời hoàng kim của nhạc Việt những năm 1990 có không ít nhạc sĩ thuộc thế hệ đi trước như: Thanh Tùng, Trọng Đài, Dương Thụ, Trần Tiến, Nguyễn Nam, Nguyễn Đức Trung... bên cạnh những tên tuổi mới: Ngọc Châu, Minh Châu, Việt Anh, Quốc Trung, Huy Tuấn, Đỗ Bảo, Đức Trí, Võ Thiện Thanh...

Khi dòng nhạc “mưa bụi” không còn phù hợp với một thị trường đang khát khao vươn đến những giá trị cao hơn, những nhạc sĩ tuy có tuổi tác, thế hệ cách biệt nhau nhưng gặp nhau ở tinh thần muốn làm điều gì tốt đẹp cho âm nhạc Việt Nam. Mỗi người dù có những công việc riêng nhưng ai nấy đều dành thời gian cho công việc sáng tác có chủ đích của mình.

Nhiều tác phẩm ra đời trong thời điểm đó đã chinh phục công chúng và kích thích đội ngũ sáng tác. Sự truyền lửa từ thế hệ đi trước sang thế hệ sáng tác trẻ đã giúp cho nền âm nhạc Việt Nam trong những năm 1990 nhanh chóng có được lực lượng sáng tác ca khúc nhiệt huyết, đam mê và đầy trách nhiệm.

Nhạc sĩ Việt Anh nói: “Anh em nhạc sĩ chúng tôi cũng thường xuyên bàn bạc và đưa ra những hướng giải quyết đối với nhạc Việt. Tất cả đều có đủ tinh thần, sự nhiệt huyết để chung tay gầy dựng những điều tốt đẹp cho nhạc Việt. Vấn đề cần giải quyết ngay lúc này là mỗi người phải dành một chút thời gian, bớt những dự án mang tính cá nhân để cùng thực hiện dự án chung là phát triển ca khúc Việt”.

Đừng quá bi quan

Nhạc sĩ Đức Trí nói: “Mọi người đừng quá bi quan với hiện trạng nhạc Việt hiện tại. Mọi lĩnh vực đều phải trải qua những giai đoạn thăng trầm và nhạc Việt cũng không ngoại lệ. Nếu những năm 1990 là thời hoàng kim của nhạc Việt thì ngay lúc này chính là giai đoạn trầm”. Thế nhưng, “hôm nay nhạc Việt rơi vào tình trạng tệ không có nghĩa ngày mai hay những ngày sau đó, tình hình sẽ không được cải thiện.

Thực tế, nhạc Việt hiện nay cũng có nhiều cây bút giỏi. Có thể trong giai đoạn hiện nay những cây viết này chưa khai thác hết thế mạnh của mình và chắc chắn, thời gian sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân, xóa bỏ những khiếm khuyết” - nhạc sĩ Việt Anh nhận định.

“Sự thịnh vượng mới của nhạc Việt không giống như thời hoàng kim trước đây bởi sự thay đổi của không gian, thời gian nhưng chắc chắn, sự phát triển này đủ sức chinh phục người nghe” - nhạc sĩ Võ Thiện Thanh lạc quan.

TheoNLĐO

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.