Lỗi thuộc nhà quản lý

Đến khi nổ ra vụ tranh chấp giữa nhà tổ chức biểu diễn với cơ quan quản lý xung quanh live show Chế Linh vừa diễn ra tại Hà Nội, dư luận mới có dịp nhận ra những bất cập, yếu kém trong công tác điều hành, quản lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành, nguyên nhân dẫn đến những rối ren trong hoạt động biểu diễn lâu nay.

Không có giấy chấp thuận cho sửdụng tác phẩm để biểu diễn của tác giả nhưng cơ quan quản lý vẫn tiến hành cấpphép cho chương trình công diễn.

Đến khi nổ ra vụ tranh chấpgiữa nhà tổ chức biểu diễn với cơ quan quản lý xung quanh live show Chế Linhvừa diễn ra tại Hà Nội, dư luận mới có dịp nhận ra những bất cập, yếu kémtrong công tác điều hành, quản lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành,nguyên nhân dẫn đến những rối ren trong hoạt động biểu diễn lâu nay.

Cấp phép vô tội vạ

Thật ngạc nhiên khi hầu hết những chương trình biểudiễn liên quan đến các ca sĩ hải ngoại về nước biểu diễn đều do Sở Văn hóa - Thểthao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép, mặc dù những chươngtrình này không hề diễn ra tại Thanh Hóa, như live show Tuấn Vũ - 10 năm táingộ, live show Quang Lê - Minh Tuyết, live show Chế Linh…

Theo quy định phân cấp trong quy chế về hoạt động tổchức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép côngdiễn chương trình cho các đơn vị tổ chức biểu diễn thuộc Bộ VH-TT-DL, còn SởVH-TT-DL cấp phép cho các đơn vị tổ chức biểu diễn thuộc sở. Giá trị giấy phépngang nhau, đơn vị cấp phép chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, còn cácsở địa phương nơi chương trình diễn ra chỉ xem xét cấp giấy tiếp nhận chươngtrình. Quy định này nhằm đơn giản hóa thủ tục cấp phép công diễn và giảm chi phítổ chức vì không phải tổ chức tổng duyệt nhiều lần chương trình tại mỗi địaphương nơi chương trình diễn ra.

Lỗi thuộc nhà quản lý
 

Tuy nhiên, trên thực tế, trình độ quản lý,sự hiểu biết về pháp luật và tinh thần trách nhiệm của người quản lý tạicác sở không phải như nhau nên các nhà tổ chức biểu diễn lợi dụng điểmyếu này để lách luật. Trước hết, nếu xin giấy phép công diễn ở các tỉnh,nhà tổ chức không phải tổ chức chương trình duyệt phúc khảo trước khiđược cấp phép công diễn và không bị yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụquyền tác giả tác phẩm được sử dụng trong chương trình (giấy cho phép sửdụng ca khúc của tác giả). Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi cácchương trình cứ đổ xô về các tỉnh xin giấy phép công diễn. Một cán bộcủa Sở VH-TT-DL TP Hà Nội từng cho phóng viên Báo Người Lao Động biếtchỉ có 20% chương trình ca nhạc diễn ra trên địa bàn TP Hà Nội là do sởnày cấp phép công diễn.

Trong những giấy phép công diễn cho các chươngtrình: Live show Tuấn Vũ - 10 năm tái ngộ, live show Quang Lê - Minh Tuyết, liveshow Chế Linh…, Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa còn cấp phép cho nhiều ca khúc chưađược phép phổ biến. Đến khi làm thủ tục tiếp nhận chương trình, Sở VH-TT-DL TPHà Nội và TPHCM mới phát hiện, báo cáo lên Bộ VH-TT-DL và yêu cầu nhà tổ chức bỏra khỏi chương trình biểu diễn những ca khúc chưa được phép phổ biến này. Tuynhiên, những sai phạm kiểu này vẫn cứ lặp đi lặp lại khiến dư luận có cảm tưởngchẳng ai bị xử lý trách nhiệm.

Thích thì đóng, không thì “xù”

Cuối tháng 7-2010, hội nghị tổng kết 6 năm thực hiệnquy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (banhành kèm Quyết định 47/QĐ-BVHTT ngày 2-7-2004) đã chỉ ra sự chồng chéo giữa quychế này với Luật Sở hữu trí tuệ dẫn đến tình trạng có hàng ngàn buổi biểu diễnâm nhạc diễn ra công khai mỗi năm nhưng không thấy xin phép tác giả khi sử dụngtác phẩm của họ, gây khó khăn trong công tác thu tiền bản quyền tác phẩm củaTrung tâm Bảo hộ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Nhạc sĩ Phó Đức Phương,giám đốc trung tâm này, đã thống kê và đưa ra con số bất ngờ: Chỉ 2% số buổibiểu diễn tại Hà Nội có xin phép các nhạc sĩ sử dụng tác phẩm và ông đã kiếnnghị các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ cấp phép công diễn cho các cá nhân - tổchức khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ xin phép tác giả. Tuy vậy, những yêu cầu củaông Phương chỉ là “lời nói gió bay”.

Ngoài Sở VH-TT-DL TPHCM lâu nay vẫn thực hiện nghiêmtúc Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, nếu trong hồ sơ xin cấp phép công diễnchương trình không có giấy chấp thuận của tác giả cho sử dụng tác phẩm để biểudiễn trong chương trình thì sở này không cấp giấy phép công diễn, còn lại cácđịa phương khác, thậm chí ngay cả Cục Biểu diễn Nghệ thuật, đều chưa thực hiệnnghiêm túc quy định của luật về quyền tác giả.

Bởi vậy, mới có chuyện từ live show Tuấn Vũ - 10 nămtái ngộ đến live show Quang Lê - Minh Tuyết tổ chức tại Hải Phòng, Đà Nẵng(tháng 3-2011 và tháng 7-2011), chương trình Qua cơn mê tại Hà Nội (tháng7-2011) và live show Chế Linh vừa diễn ra 2 lần tại Hà Nội, nhà tổ chức chưađóng đồng nào phí tác quyền cho VCPMC, đơn vị được các nhạc sĩ ủy quyền quản lýquyền tác giả, mặc dù trước mỗi chương trình, VCPMC đều có công văn gửi các cơquan quản lý chức năng yêu cầu đơn vị tổ chức thực thi quy định của pháp luật vềquyền tác giả.

Khi chương trình live show Chế Linh bị Sở VH-TT-DLTP Hà Nội từ chối cấp phép tiếp nhận biểu diễn vì có nhiều sai phạm trong tổchức biểu diễn, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra tay “cứu giúp” bằng việc cấp phépcông diễn cho chương trình này qua một đơn vị thuộc quyền quản lý (Nhà hát Camúa nhạc Dân gian Việt Bắc) nhưng không yêu cầu đơn vị này thực thi nghĩa vụ vềquyền tác giả đối với những ca khúc được sử dụng trong chương trình trước khicấp phép công diễn. Cách làm này là không tôn trọng pháp luật về quyền tác giả.Vì vậy, trong buổi tiếp xúc báo giới vào chiều 15-11, tại Hà Nội, nhạc sĩ PhóĐức Phương thẳng thắn chỉ trích: “Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã rất thiếu nghiêmtúc trong vấn đề thực thi luật pháp về bảo hộ quyền tác giả”.

Cơ quan quản lý Nhà nướcchuyên ngành từ Trung ương đến địa phương mà không coi trọng việc thực thiquyền tác giả theo luật định thì thử hỏi còn ai ý thức được việc này.

Nhà quản lý phải ra tay

VCPMC lập ra công thức tính tác quyền để áp dụng tính phí tác quyền cho các đối tác sử dụng. Theo đó, đối với những chương trình biểu diễn không bán vé, mức phí tác quyền cho một ca khúc khi sử dụng sẽ được tính ở mức trung bình là 300.000 đồng/bài.

Với trường hợp chương trình có bán vé thì công thức tính áp dụng như sau: Trong nhà hát, cách tính phí một ca khúc là 75% số ghế nhân với giá vé bình quân nhân với 5% phí sử dụng; ở sân khấu biểu diễn ngoài trời, 60% lượng vé bán ra nhân với giá vé bình quân nhân với 5%. Tuy nhiên, mức tính này nếu không thỏa thuận được bằng hợp đồng sử dụng tác phẩm giữa VCPMC với người xin sử dụng ngay trước khi chương trình diễn ra thì VCPMC khó lòng được người sử dụng chấp nhận. Và nếu vụ việc có đưa ra tòa dân sự thì phần thua thuộc về VCPMC. Muốn có hợp đồng thỏa thuận sử dụng tác quyền thì cơ quan quản lý phải yêu cầu cá nhân, tổ chức sử dụng thực thi nghiêm túc quy định của luật pháp về quyền tác giả trước khi cấp phép phổ biến, công diễn.

Cũng cùng live show của Quang Lê nhưng khi Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa cấp phép thì bầu sô không đóng đồng nào tiền tác quyền, còn Sở VH-TT-DL TPHCM cấp phép cho Công ty TNHH Giải trí và Truyền thông Sao Mai tổ chức tại TPHCM, bầu sô đã phải đóng hơn 87 triệu đồng cho VCPMC.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.