Mặc nhạc teen tung hoành!

Thế hệ nhạc sĩ ở độ tuổi từ 40 trở lên vẫn còn sức sáng tác nhưng theo thừa nhận của một nhạc sĩ trong số họ, phần lớn là “không rành về công nghệ thông tin, internet và không có vốn ngoại ngữ” nên không tiếp cận được các xu hướng, trào lưu âm nhạc trên thế giới đang biến đổi từng ngày

Công chúng yêu nhạc khôngchỉ có tuổi teen. Vì vậy, đời sống âm nhạc luôn đòi hỏi cái mới có giá trịchứ không phải các nhạc phẩm nghe “quái đản” dành cho teen như hiện nay.

>>

Danh sách hội viên HộiNhạc sĩ Việt Nam kéo dài lên đến con số hàng trăm, hội viên Hội Âm nhạcTPHCM và Hà Nội cũng không thấp hơn nhưng tác phẩm âm nhạc của họ trênthị trường ca nhạc hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, không kể những cakhúc cũ được làm mới.  

Nhạc sĩ Đức Trí khẳngđịnh nhạc Việt đang đứng ở bờ vực phá sản. Nhận xét này có vẻ hơi biquan nhưng phản ánh đúng thực trạng của nền nhạc Việt hiện nay, trong đóbao gồm cả lĩnh vực sáng tác.

Mặc nhạc teen tung hoành!
Nhạc sĩ Đức Trí khẳng định nhạc Việt đang đứng ở bờ vực phá sản

Cùng nhau lui về... ởẩn? 

Có thể chia đội ngũ nhạcsĩ của Việt Nam thành 4 thế hệ. Thế hệ ở độ tuổi 60 trở lên, từng để lạicho đời nhiều tác phẩm âm nhạc đi vào lòng người, sống mãi với thờigian, nay hầu như không còn sáng tác ca khúc, nhất là những ca khúc mangmàu sắc thị trường.  

Thế hệ nhạc sĩ ở độ tuổitừ 40 trở lên vẫn còn sức sáng tác nhưng theo thừa nhận của một nhạc sĩtrong số họ, phần lớn là “không rành về công nghệ thông tin, internet vàkhông có vốn ngoại ngữ” nên không tiếp cận được các xu hướng, trào lưuâm nhạc trên thế giới đang biến đổi từng ngày. Hầu hết những sáng táccủa họ theo phong cách truyền thống, màu sắc âm nhạc đơn điệu nên tácphẩm luôn mang yếu tố lặp lại những gì họ đã có trước đây, vì vậy khóphù hợp với nhu cầu của thị trường luôn đòi hỏi mới, lạ trong hình thứcâm nhạc. Đây cũng có thể xem là sự đào thải khắc nghiệt khi năng lựcsáng tác của nhạc sĩ không thích ứng với xu thế thời đại.  

Vai trò sáng tác ca khúccho thị trường âm nhạc nhiều năm qua thuộc về thế hệ nhạc sĩ trên 30tuổi, như Quốc Bảo, Ngọc Châu, Anh Quân, Huy Tuấn, Quốc Trung, Đức Trí,Đỗ Bảo, Võ Thiện Thanh, Hoài An, Vũ Quốc Việt, Quốc An,... Đây là độingũ nhạc sĩ có đủ điều kiện và trình độ để tiếp cận nhanh chóng các xuhướng, trào lưu âm nhạc mới của thế giới.  

Họ cũng đã đóng góp khôngnhỏ về số lượng tác phẩm có giá trị cho đời sống âm nhạc hiện đại, gópphần nuôi dưỡng thị trường âm nhạc lành mạnh trong nhiều năm qua. Đángtiếc là đội ngũ này sớm tách mình ra khỏi “cuộc chơi” vì cho rằng “khônghợp thời”.  

Đội ngũ đang viết ca khúcnhiều nhất và sung sức nhất hiện nay là các tác giả trên dưới tuổi 20,rất giỏi công nghệ thông tin, ngoại ngữ nhưng nghèo vốn sống, trảinghiệm. 

Một thị trường mất cânđối 

Một thị trường âm nhạclành mạnh luôn luôn phát triển. Nhu cầu của công chúng luôn đòi hỏi cáimới, lạ nhưng phải có giá trị. Trong khi đó, các sáng tác âm nhạc hiệnnay hoặc thiếu yếu tố này hoặc thiếu yếu tố kia. 

Mặc nhạc teen tung hoành!
Nhóm 5 Dòng Kẻ là những ca sĩ tự sáng tác ca khúc để biểu diễn.

Những tác phẩm âm nhạcđược ra đời qua những đợt vận động sáng tác, qua giải thưởng hằng nămcủa các hội chuyên ngành thường thiếu yếu tố mới lạ, chất hiện đại tronghình thức âm nhạc nên rất khó khăn để bước ra thị trường âm nhạc.  

Ngược lại, các sáng tácđang có mặt trên thị trường chỉ mới thỏa mãn được nhu cầu mới lạ nhưngthiếu yếu tố giá trị. Thế nên, những tác phẩm loại này nhanh chóng đượcgiới trẻ tiếp nhận nhưng cũng nhanh chóng bị lãng quên. Đó là chưa nóiđến yếu tố mới lạ ấy được tạo ra bằng cách bắt chước từ những tác phẩmâm nhạc của các nước. 

Hiện trạng gác bút đồngloạt của một đội ngũ sáng tác vốn đóng vai trò chủ đạo trên thị trườngâm nhạc nhiều năm qua, như đã nói, đã tạo ra khoảng trống làm mất cânđối đời sống âm nhạc những năm gần đây.  

Nhạc teen với một đội ngũviết trẻ, khát khao muốn chứng tỏ mình, đã nhảy vào và chiếm lĩnh vaitrò chủ đạo, khiến cho nhạc teen và ca sĩ teen lên ngôi, đẩy lớp ca sĩkhông còn tuổi teen sớm vào hậu trường và công chúng yêu nhạc không phảituổi teen cảm thấy hụt hẫng. Điều này phần nào lý giải vì sao dòng nhạcxưa, có những ca khúc tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng nay được làm mới đểtìm đến khán giả.  

Ngoại trừ những bài hátbị liệt vào danh sách không được phép trình diễn, hầu hết các ca khúcđược sáng tác tại miền Nam trước năm 1975 được các ca sĩ đua nhau khaithác lại trong các chương trình thu âm và trên các sân khấu ca nhạc. 

Công chúng yêu nhạc khôngchỉ có tuổi teen. Vì vậy, đời sống âm nhạc luôn đòi hỏi cái mới có giátrị chứ không phải các nhạc phẩm nghe “quái đản”, kiểu Teen vọng cổ,dành cho teen như hiện nay. Trách nhiệm này có phần thuộc về các hộichuyên ngành nói chung, các nhạc sĩ nói riêng.

Không đồng quan điểm?

Nhạc sĩ Quốc Bảo thừa nhận: “Với tôi, sáng tác ca khúc giống như cách chúng ta sản xuất một món hàng cho một khách hàng nào đó. Nguyên lý tiền nào của đó không loại trừ đối với một sản phẩm âm nhạc”.
 
Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt chia sẻ: “Thỉnh thoảng cũng nhận được những lời đặt hàng nhưng yêu cầu của đa số ca sĩ trẻ hiện nay không đồng quan điểm, tư duy của chúng tôi nên đành từ chối vì tự thấy không hợp. Ca khúc vẫn sáng tác đều đặn nhưng thấy không phù hợp với thị trường hiện nay đành cất vào tủ chờ. Riết rồi thấy chán, hầu hết nhạc sĩ lứa chúng tôi quay sang viết nhạc cho phim, quảng cáo sản phẩm... chứ ít tập trung nhiều vào sáng tác ca khúc như trước nữa”.
Theo Người lao động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.