Nhạc sĩ Dương Thụ: Tôi ghét sự "phun châu nhả ngọc"

Khiêm tốn và kiệm lời trong cuộctrò chuyện, thầy giáo, nhà báo, nhạc sĩ Dương Thụ có sự nghiêm túc của một ngườilàm giáo dục, có tâm và tầm của một người làm văn hoá, và sự nhạy cảm của mộtngười làm nghệ thuật.

Khiêm tốn và kiệm lời trong cuộctrò chuyện, thầy giáo, nhà báo, nhạc sĩ Dương Thụ có sự nghiêm túc của một ngườilàm giáo dục, có tâm và tầm của một người làm văn hoá, và sự nhạy cảm của mộtngười làm nghệ thuật.

Có lẽ không ai viết nhạc với sựquan sát thiên nhiên và đưa cái dịu mát của thiên nhiên, của hoa dại, suốitrong, mưa lạnh... vào nhạc nhiều và có duyên như Dương Thụ. Đó làm một conngười yêu thiên nhiên đến tận đáy lòng. Đôi khi, học thuật và những triết lýsang cả của nó khiến người ta quên mất một chân lý giản dị là cái gì gần gũi lạilà sâu xa nhất, cái gì bình dân lại là sang trọng nhất. Dương Thụ mã hoá nhữngrung cảm trong tâm hồn thuần Việt của mình thành mật ngữ, ẩn sau những giai điệucó mùi khói, mùi mưa... mùi của ấu thơ, của quê hương trong tâm hồn mỗi ngườiViệt. Để rồi, sau ô cửa sổ của anh, mỗi người có một ô cửa riêng của mình.

Nhạc sĩ Dương Thụ: Tôi ghét sự "phun châu nhả ngọc"

Nhạc sĩ Dương Thụ

Lớn lên với làng quê miềnBắc, lập nghiệp ở Sài Gòn, trong Dương Thụ phảng phất hồn của một người HàNội xưa và một trí thức hiện đại nhiệt tình với sự nghiệp văn hoá ngày nay.Cuộc trò chuyện với anh xoay quanh chủ đề âm nhạc và Cà phê Thứ Bảy, dự ánCà phê văn hoá mà anh đang đầu tư rất nhiều tâm huyết.

- Được biết anh sáng tác nhạctừ rất sớm, nhưng cái tên Dương Thụ chỉ đến với công chúng yêu nhạc từ dạo1998-2000 - thời được gọi là "vàng son" của nhạc trẻ và Làn Sóng Xanh với hit"Cho em một ngày". Anh có thể chia sẻ tại sao anh đến từ "ngày đó" mà không làsớm hơn nhỉ?

- Trả lời câu này hơi khó. Bọntôi có bốn người được gọi là "bộ tứ Hà Nội": Phó Đức Phương, Trần Tiến, NguyễnCường, và tôi. Phương nổi lên từ những năm cuối thập niên 1960, Tiến vào khoảngsau 1975, những năm 1978, 1979. Còn Cường thì ít năm sau đó (1981, 1982). Cả bađều rất nổi tiếng, nhất là Trần Tiến. Còn tôi, đối với công chúng lúc ấy chỉ làkẻ vô danh.

Điều ấy cũng thật dễ hiểu bởinhạc của tôi quá riêng tư, ngoài lề, nên việc nó nằm trong ngăn kéo cũng làphải. Dù không "hoành tráng" nhưng dẫu sao bây giờ vẫn có người đồng cảm vớinhững gì tôi viết, tuy cũng ít thôi. Điều đó làm tôi cảm thấy bớt cô đơn hơn.Thế là đủ. Nghệ thuật là tiếng nói đi tìm bạn. Có được người nghe mình như thếcũng ấm lòng lắm rồi.

- Chắc hẳn những người làm bạnvới âm nhạc của Dương Thụ cũng đang rất ấm lòng khi biết sự đồng cảm đến từ haiphía. Tốt nghiệp Văn khoa và là một nhạc sĩ viết báo khá nhiều, nhưng có vẻ nhưanh viết nhạc hay viết báo thì cũng giống như đang viết văn vậy. Sáng tác vớianh là một nhu cầu, tìm tòi hay giải trí?

- Viết nhạc là một nhu cầu tựnhiên. Viết báo để kiếm tiền. Cả hai chẳng có gì dính với văn chương cả. Việctốt nghiệp khoa Văn với tôi không có nhiều ý nghĩa. Quả thực tôi không có nhucầu viết văn. Viết một mẩu nhật ký cũng không xong thì làm sao có đủ kiên nhẫnđể viết văn. Nhưng viết bài cho báo Tết thì khác. Vì có động cơ hẳn hoi nên làmđược. Và tôi cũng chả phải là một người "oai" tới mức coi nhạc là một trò giảitrí.

Còn chuyện tìm tòi thì có. Tôinghĩ rằng đó là công việc của một người làm âm nhạc chuyên nghiệp. Tôi vốn khôngthích sự phức tạp. Làm nghệ thuật là quá trình bỏ đi những cái thừa, đạt đến sựtối giản. Chotstakovitch có nói rằng càng nhiều nốt thì càng ít nhạc. Từ nhữngnăm cuối thập niên 1960, tôi đã làm nhạc một mô-típ và sử dụng thang âm có banốt. Đây không phải là một trò chơi sắp đặt âm thanh mà nhu cầu về độ nén trongcảm xúc. Làm như thế cũng có thể tạm coi như một sự tìm tòi.

- Cảm xúc yêu trong nhạc anhgiản dị, nồng nàn và là những khát khao... rất chính đáng của những người đangyêu, kiểu như "Cho em một ngày một ngày thôi... là một ngày anh đến không trễhẹn cùng em" (Cho em một ngày), hay "... muốn quên đi mà em vẫn thấy hơi thở anhkề bên" (Hoạ mi hót trong mưa). Chính vì những ca từ tả tâm lý rấtchính-đáng-bình-thường như thế mà nhiều người cho rằng nhạc anh bình dân, dùkhông phủ nhận âm hưởng sang trọng của nó. Ẩn ngữ của cảm xúc trong âm nhạc củaanh là gì?

- Tôi biết ở nước ta có một giớiđược coi là sang trọng. Đã là sang trọng thì phải nghe nhạc tiền chiến, nhạclãng mạn trước 1975, "nhạc Trịnh", hay ít ra là những bài hát về Hà Nội của cácanh Phú Quang, Trương Quý Hải, Hoàng Phúc Thắng. Tôi được cải tạo lao động từnăm 13 tuổi, lớn lên trong nghèo khó, lại là một người vốn vụng về thô thiển rấtghét sự phun châu nhả ngọc nên nhạc nhất định phải bình dân rồi.

Nhạc sĩ Dương Thụ: Tôi ghét sự "phun châu nhả ngọc"

Tôi thật xấu hổ nếu xếp tôivào những thứ sang trọng bên trên. Tôi viết bài hát không để kể tả về tìnhyêu, cũng không xuất phát từ những ý tưởng văn chương hay triết lý nào cả.Cái nếu có trong bài hát là những gì trừu tượng hơn - là cái cảm xúc đượcche đậy sau mỗi nốt nhạc. Có lẽ nhận ra nó thường là những người giống tôiđôi chút.

Điều quan trọng nhất đối với mộtngười viết ở cấp độ tác giả không phải là kỹ thuật mà là cảm xúc âm nhạc. Màmuốn có nó thì phải SỐNG quyết liệt và YÊU nồng nàn. Và lúc viết phải như mộtngười đang yêu. Còn ẩn ngữ của nó ư, thì nó nằm sau những ca từ tầm thường nhưbạn và nhiều người nghĩ ấy.

- Vậy có thể nói thông điệpcủa ẩn ngữ trong cảm xúc âm nhạc của Dương Thụ là "sống quyết liệt và yêu nồngnàn"?

- Ẩn ngữ không phải là cái đấyđâu. Bạn có bao giờ hiểu được câu "Tôi mong về Hà Nội, để nghe gió sông Hồngthổi, để thương áo len cài vội một chiều đông rét mướt, những hạt mưa bụi rơi"trong bài Mong về Hà Nội không? Ẩn ngữ là cái không nói ra, nó im lặng vàở sâu trong một cõi nào đó.

Tôi đã đưa bài này cho ca sĩArlene Estella. Cô ấy nghe rồi đọc bản dịch sang tiếng Anh, đọc rất nhiều lầnnhưng cô ấy không thể hiểu và cô đã bỏ bài ấy khi thu album Sundance (gồmnhững tình khúc của tôi hát bằng tiếng Anh) vì đã không tìm ra được những ẩn ngữcủa nó. Còn sống quyết liệt và yêu nồng nàn là điều kiện để ta có thể tạo ra mộtcái gì đó (ẩn ngữ) chạm đến nội tâm người khác.

- Người nghe dễ dàng nhận ramùi vị lãng mạn trong sáng tác của anh. Nó là lãng mạn thật, giản đơn và đầy ắp,chứ không đơn thuần là khung cảnh lãng mạn. Theo anh, âm nhạc có nhất thiết phảilãng mạn không? Sự lãng mạn nuôi dưỡng cái gì trong tâm hồn con người?

- Trong cuộc sống, đi buôn và làmchính trị thì không nên lãng mạn, còn lại thì... Tôi không theo chủ nghĩa lãngmạn. Tôi thích sự lãng mạn mặc dù không được lãng mạn cho lắm. Nghệ thuật có rấtnhiều khuynh hướng, âm nhạc cũng vậy. Khuynh hướng trữ tình chắc chắn là lãngmạn rồi. Còn lãng mạn nuôi dưỡng cái gì cho tâm hồn con người: tình yêu, lòngtin vào những điều tốt đẹp ở trên đời này và nó cho chúng ta lý do để sống.

- Nếu tìm những ca khúc vềmưa, có lẽ không ai viết nhạc về mưa nhiều hơn Dương Thụ. Thiên nhiên trong nhạccủa anh mang lại nhiều "oxy" cho người nghe, giống như không khí sau cơn mưavậy. Có gì đặc biệt về mưa mà nó vào trong anh sâu thế?

- Tôi là người sùng bái thiênnhiên, luôn tìm cách sống trong nó và nhận năng lượng từ nó. Ca từ của tôi là đểdiễn đạt điều này. Bài hát nào cũng đầy những phong cảnh nhưng thực ra tôi khôngtả phong cảnh mà là phong cảnh hát lên cái nội tâm của tôi. Tôi viết nhiều bàicó dính đến mưa (Nghe mưa, Ngày mưa hãy đến với em, Biển ngày mưa, Tiếng mưađể lại v.v...). Với tôi, mưa là biểu tượng cho một cuộc đối thoại nội tâmtrong im lặng. Trong những ngày mưa gió, bạn hãy thử ngồi một mình bên một cửasổ mưa, lắng nghe tiếng mưa rơi có thể là thì thầm, có thể là ào dữ dội, bạn sẽhiểu được điều tôi nói.

- Bạn bè gọi anh là Dương Thụ- Vân Đình. Quê hương có ý nghĩa như thế nào trong tâm hồn anh? Có nhân vật nào(hay điều gì) ảnh hưởng con người và sáng tác của anh nhiều nhất?

- Vân Đình là quê gốc của dòng họDương, dòng họ sinh ra hai cụ Dương Khuê và Dương Lâm. Đó là cố hương của tôi.Tôi rất ít khi về quê và cũng không muốn về vì nó quá thay đổi. Tôi thường mangtheo nó trong giấc mơ của mình lúc gần về sáng, những giấc mơ khi tỉnh dậy vẫncòn lưu giữ được cái cảm giác nao nao buồn của những cái không bao giờ trở lại:tuổi ấu thơ, những khung cảnh cũ...

Tôi thích thơ của Nguyễn Bính,Nguyễn Nhược Pháp, Huy Cận (trong Lửa Thiêng), thích đọc văn của Thạch Lam. Thuởnhỏ tôi thích nhạc Phạm Duy, sau này phục tài anh Hoàng Vân. Nhưng có lẽ ngườitôi tôn kính và muốn lắng nghe nhất là anh Trần Dần. Tất cả họ đều ảnh hưởng đếntôi ít nhiều khi tôi bước vào con đường sáng tác. Còn về con người chính trị thìtôi là con đẻ của Việt minh. Hồ Chủ tịch và các nhân vật trí thức trong nội cácđầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là những người tôi ngưỡng mộ nhất.

Nhạc sĩ Dương Thụ: Tôi ghét sự "phun châu nhả ngọc"

- Gần đây nghe anh có bànvề "nhạc rác". Anh có thể chia sẻ vài suy nghĩ về âm nhạc Việt Nam hiện nay?Phim thị trường và nhạc thị trường, theo anh, có cùng chung đối tượng thưởngthức?

- Có nghệ thuật thì có cái để tathưởng thức, bằng không thì chỉ là những trò giải trí rẻ tiền. Tôi quan sát thấyphần lớn công chúng đến các tụ điểm ca nhạc hoặc các rạp chiếu bóng là để giảitrí, nhu cầu thưởng thức ít lắm. Người thế nào thì nghe nhạc xem phim thế ấy,cũng chẳng trách được họ. Sao chúng ta không đặt câu hỏi ngược lại là tại saomột xã hội luôn đề cao văn hoá lại để rác rưởi văn hoá ngập ngụa tràn lan, lạiđể cho công chúng quen với rác mà không thấy sự "rác" của nó? Ai tung rác vào xãhội? Tôi không tin những tác giả của "rác" lại làm được điều này.

- Tình hình hiện nay có thể vínhư chủ nhà bày một bữa tiệc cao cấp toàn fast food, còn thực khách đang bị bộithực và khủng hoảng khẩu vị. Theo anh, cần bắt đầu từ đâu để giúp người trẻ địnhhướng "gu" nghe? Cần bắt đầu từ đâu để xây cái nền của trình độ thưởng thức nghệthuật?

- Cần bắt đầu từ giáo dục chứkhông thể bắt đầu từ cấm đoán. Trong việc giáo dục con người toàn diện, hệ thốnggiáo dục chúng ta có vấn đề. Chúng ta chạy theo việc dạy chữ mà không quan tâmlắm đến việc dạy người. Và nếu có dạy người thì quan tâm đến việc hình thành conngười chính trị nhiều hơn là con người văn hoá. Cái sự năng lực thẩm mỹ kém,thích những cái "nhảm nhí" của nhiều bạn trẻ hiện nay không phải là lỗi của họ.

Tôi cũng đã đi dạy học một thờigian nên hiểu được điều này. Cái không ổn hiện nay là văn hoá nền của cả ngườiquản ý, người viết và người nghe âm nhạc còn thấp. Mà nền thấp thì không thể nóiđến chuyện trình độ thưởng thức nghệ thuật được. Phải nhận ra mặt bằng chung chứđừng chỉ nhìn thấy ở người nghe. Xây dựng văn hoá nền cho mỗi người có thể là cốgắng cá nhân nhưng trước hết phải là chiến lược phát triển của quốc gia.

- Gần đây, cà phê Sài Gòn xônxao về Cà phê Thứ Bảy. Người ta gọi là Cà phê Thứ Bảy là cà phê của Dương Thụchứ ít ai biết rằng sau anh là cả một tập đoàn tên tuổi. Cơ duyên nào có sự hợptác này khiến nhạc sĩ - nhà văn quyết định làm kinh doanh vậy?

- Cà phê Thứ Bảy không phải là càphê mà là cà phê văn hoá nên nó không chỉ có nghệ thuật. Với tôi, nó chỉ là nơiđể những bạn bè trí thức văn nghệ sĩ và những người yêu thích và am hiểu văn hoáđến uống cà phê, gặp gỡ trò chuyện kiểu cà phê, chứ không phải là nơi kinh doanhvăn hoá. Nếu có kinh doanh văn hoá tôi làm ở chỗ khác. Với nơi tôi hợp tác (Tậpđoàn cà phê Trung Nguyên), họ cũng không nhắm mục đích kinh doanh trực tiếp màhọ nhìn vấn đề xa hơn: Làm văn hoá để nâng cao thương hiệu và để đóng góp cho xãhội.

Tôi hiểu được anh Đặng Lê NguyênVũ, anh Đặng Lê Nguyên Vũ hiểu được tôi. Sự gặp gỡ của chúng tôi cũng là một cơduyên. Thông qua anh Vũ, tôi có thay đổi chút ít về cách nhìn tích cực hơn, mặcdù đã tích cực rồi. Tôi không có quyết định đi làm kinh doanh, nhưng bắt buộcphải làm chủ quán bất đắc dĩ vì tôi là giám đốc điều hành dự án. Nhưng cũng dễchịu thôi vì việc kinh doanh đã có người quản lý quán, có chuyên môn, còn tôithì mù tịt. Tất nhiên cũng không đơn giản vì ký bậy là chết.

- Tạo sân chơi văn hoá trongmột quán cà phê, có ôm đồm và tham vọng quá không?

- Tôi không thích chữ sân chơi.Quán cà phê là nơi giao tiếp văn hoá rất tốt. Cà phê văn hoá là một việc nênlàm. Làm một mình là ôm đồm, xây cho nó những mục tiêu không thiết thực là thamvọng. Tôi không làm một mình mà có sự trợ giúp của những bạn bè là những tríthức văn nghệ sĩ hàng đầu, họ rất giỏi và có uy tín về chuyên môn và xã hội rấtcao. Cà phê Thứ Bảy là một dự án tỉ mỉ và được chuẩn bị công phu. Nó có mục tiêuthiết thực. Hoạt động của nó từ ngày khai trương cho đến nay đã chứng tỏ điềuđó.

- Chuyến đi vòng quanh châu Âucách đây vài năm có phải là để nuôi ý tưởng cho Cà phê Thứ Bảy? Cho đến bây giờ,anh có hài lòng với môi trường văn hoá anh tạo ra và sự tương tác trong môitrường đó không?

- Cách đây mười lăm năm tôi đãviết một tập bút đăng trên báo Lao Động có tên "La cà cà phê Hà Nội" để thươngnhớ cho một thứ văn hoá cà phê đã mất. Và cũng từ lâu tôi đã trở thành kẻ "càphê một mình". Nhưng không phải chỉ có tôi, bạn bè trí thức "cà phê một mình"nhiều lắm. Bây giờ điều kiện về kinh tế và xã hội đã khá, tôi lại "mơ về mộtquán cà phê" (tên bài tôi viết đăng trên tạp chí Tinh Hoa) để bọn tôi đỡ phải"một mình" tội nghiệp.

Tôi không phải đi tìm ý tưởng ởđâu cả mà là ở chính mình giống như việc tôi làm nhạc vậy. Đi châu Âu từ 2004 vàlà đi chơi dài ngày và không mảy may nghĩ đến cà phê. Môi trường văn hoá mà tôivà bạn bè tạo ra cho Cà phê Thứ Bảy bắt đầu thú vị rồi đấy, tất nhiên từ ý tưởngcho đến khi nó trở thành hiện thực phải có thời gian không thể cái gì cũng ngayđược.

Nhạc sĩ Dương Thụ: Tôi ghét sự "phun châu nhả ngọc"

Thời gian cho sự sinh thànhvăn hoá là chậm. Cần phải kiên nhẫn. Dự án đang được thực hiện tốt nhưngchương trình "Điện ảnh 5 sao" tối Chủ nhật chưa thể bắt đầu, tủ sách TinhHoa có nhưng chưa hoạt động vì những lý do hoàn toàn kỹ thuật. Và sự tinh tếtrong việc cắm hoa, sắp xếp chỗ ngồi và ứng xử với khách v.v... đang được cốgắng làm tốt hơn. Tôi có thể hơi khó tính nên nhìn ra nhiều cái chưa được.Nhưng mình không làm cà phê một mình và không phải ai cũng như mình. Cứ từtừ bởi mọi việc đang đúng hướng.

- Tại sao quán lại mang tên làCà phê Thứ Bảy mà không phải là thứ khác?

- Để trả lời, tôi xin trích mộtđoạn trong lời mở tôi viết cho cuốn sách giới thiệu quán: "Hệ thống quán cà phêđặc biệt này được đặt tên là Cà phê Thứ Bảy. Bởi thứ Bảy trong tuần là ngàychúng ta dừng lại, dừng lại để sống chậm, để nghỉ ngơi hồi phục, để suy nghĩ,trao đổi và hình thành những ý tưởng, những dự định mới mẻ, thứ Bảy là cơ hội đểgiao tiếp văn hoá. Cà phê Thứ Bảy - nơi kết nối và nảy sinh sáng tạo".

- Sáng tác nhạc và làm chủquán cà phê, anh thích cảm giác nào hơn?

- Con người ta là bốn trong một:Con người của gia đình (1), con người hoạt động xã hội (2), con người sản xuấtâm nhạc (3) và con người sáng tác (4). Cảm giác về mỗi con người này là khácnhau, không thể so sánh. Nhưng trong tôi con người sáng tác là lớn nhất vì ở đótôi được trọn vẹn là tôi, còn những cái kia tôi là một phần của người khác.

- Cuối cùng, khách quan mànói, anh thấy Cà phê Thứ Bảy có ngon không?

- Bạn đến uống thử đi, đừng hỏitôi vì chắc chắc tôi sẽ nói là ngon rồi.

- Cảm ơn anh về buổi tròchuyện thú vị này.

Theo Quế Anh
Nhạc sĩ Dương Thụ: Tôi ghét sự "phun châu nhả ngọc"

 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.