Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Giữ cái dư âm để mà sống

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ngồi đợi tôi bên ấm trà pha sẵn trong căn nhà nhỏ của ông vào một ngày Sài Gòn đầy nắng. Đối diện tôi là một người đàn ông da đã nhăn nheo, tóc phủ màu sương khói, chỉ còn ánh mắt đầy thần sắc, khi diệu vợi xa xăm.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ngồi đợitôi bên ấm trà pha sẵn trong căn nhà nhỏ của ông vào một ngày Sài Gòn đầy nắng.Đối diện tôi là một người đàn ông da đã nhăn nheo, tóc phủ màu sương khói, chỉcòn ánh mắt đầy thần sắc, khi diệu vợi xa xăm.

Châm xong chén trả, ông nhìn ra ôcửa sổ trước mặt rồi thì thầm tự nhủ: “Một ngày có bao nhiêu chiếc xe đi qua ôcửa nho nhỏ này của tôi, nhưng sao chẳng có chiếc xe nào dừng lại trước cửa nhàmình, không có ai bước vào chào Nguyễn Văn Tý tôi một câu nhỉ”. Câu hỏi đó làmtôi mỗi khi nhớ về Sài Gòn huyên náo lại chùng lòng

Gần 90 năm, trải qua tất cả nhữngcung bậc tình cảm của một đời người, nhưng điều khiến ông không thể quên chínhlà những người phụ nữ, cũng chính họ lại có thể khiến ông cười ở cái tuổi:‘Chẳng hiểu sao cứ nói là lại rơi nước mắt’. Ông đã kể cho tôi về người phụ nữông biết ơn nhiều nhất: Bạch Lệ và những dư âm còn lại sau những chuyến đi, saunhững cuộc tình nghệ sĩ.

Gia tài cònlại là những dư âm

Trong phòng kháchchật chội với bộ bàn ghế gỗ đơn giản, chiếc tủ ni kiểu cũ, tôi hỏi gia tài mộtđời nhạc sĩ của ông giờ là ở đâu. Ông quay người, chỉ lên bức tường treo nhữngtấm huy chương, những tấm hình chụp chung với bạn bè và ảnh của hai người phụ nữđang mỉm cười. Tất cả đều đã ngả màu thời gian. “Tôi từng sống với họ, và giờ họvẫn ở đây hằng ngày”. Tôi nói với ông vẻ bông đùa: “Chỉ có ảnh các cô là nhiềunhất”, ông bất chợt cười thành tiếng, món mém: “Còn nhiều cô không treo lắm”.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Giữ cái dư âm để mà sống
 

Trong suốtbuổi trò chuyện, nhạc sĩ giữ giọng trầm buồn, nhưng khi nhắc đến tình yêu,nhắc tới những bóng hồng thì ông như rộn ràng hẳn lên. “Tình yêu là mộtlĩnh vực như vườn xuân đầy hoa. Tình yêu như một cây đàn muôn điệu.Nhưng mối tình chỉ là một cung đàn”. Cũng theo ông, trong cuộc đời cóbao nhiêu người yêu nhau mà không đến được với nhau, nhưng đó chưa phải làđiều đau khổ và cũng không nên đau khổ. “Nếu thực sự có tình yêu thì conngười nên giữ lấy một cái gì của nhau để mà yêu”, ông nói. Và tuyệt phẩm Dưâm đã ra đời chính bằng quan niệm đó.

Trong trí nhớ củamột người đã bước qua tuổi 80 vẫn còn bảng lảng đâu đó hình ảnh một cô gái ômđàn và hát năm nào. “Tôi cố gắng lắng nghe cái dư âm, tưởng tượng ra cái dư âm,cái còn lại của tiếng đàn ấy và yêu”. Ông ví von: “Mối tình giống như một cungđàn, khi mối tình vỡ cũng như cung đàn chỉ còn lại một dư âm. Phải giữ lấycái dư âm đó để mà sống”

Nhắc đến mỗi bàihát ông lại mơ màng nhìn về quá khứ đã thẳm sâu nhưng đẹp đẽ của mình. Ngoài Dưâm viết cho một mối tình mới chớm và vĩnh viễn không bao giờ chạm tới; Mẹ yêucon viết cho người vợ yêu thương, ông còn nhắc nhớ tới nhiều cái tên trong ký ứccủa mình: cô Báu, cô Truân…

Tôi nhìn lênbức tường trước mặt mình, ngoài tấm Huân chương Hồ Chí Minh treo ở giữa, bức ảnhnhạc sĩ chụp chung với nhạc sĩ “đại ca” Phạm Duy, mấy tấm còn lại đều là ảnh củaphụ nữ, một là người vợ đã quá cố: bà Bạch Lê. Tôi chỉ vào một tấm ảnh hỏi:“Người phụ nữ này là ai ạ”. Ông lại say sưa kể: “Cô Báu, cô ấy từng là á hậucủa thành phố Vinh. Cô ấy gặp tôi và đem lòng yêu say đắm. Hồi đó tôi đanghọc đàn của một ông thầy Tàu nên đêm nào cũng mang đàn ra tập. Cô Báu thíchtiếng đàn của tôi nhưng không dám nói thẳng với tôi mà nhờ qua cô em gái tôi,giúp cô ấy làm quen. Tuy vậy em gái thấy tôi say mê tập đàn cũng không dám nói.Một hôm, mẹ cô Báu sang nhà tôi, kéo một chiếc ghế ngồi với mẹ tôi và tôi rấttrịnh trọng mà rằng: “Tôi yêu cầu cậu từ nay không được quyến rũ con gáinhà tôi nữa”. Tôi lúc ấy đứng phắt dậy hỏi mẹ cô ấy đại thể là cô ấy quyếnrũ tôi hay là tôi quyến rũ cô ấy. Khi nghe tôi nói sự thật rằng tôi chưatừng nói chuyện với cô ấy lần nào mẹ Báu đã xin lỗi tôi và mẹ. Tuy nhiên khi trởvề, bà đã lập một chiến dịch cấm cửa con gái. Sau khi biết được tình cảm cô ấydành cho mình, tôi lại tự ý giữ lấy hình ảnh cô ấy trong tim”.

Cũng theo trínhớ của nhạc sĩ đã ở tuổi lên lão, chính người con gái đem lòng yêu ông đơnphương ấy sau này đã giới thiệu cho ông một cô gái khác. Cô gái ấy sau này lànguồn cảm hứng cho ông viết những lời ca: “Thương con đò cắm con sào đứng đợi”trong ca khúc Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh.

Nguyễn Văn Tý từng hai lần xâydựng gia đình nhưng giờ đây cả hai đã dời xa, để lại ông một mình giữa cõi nhângian với nỗi buồn “lưu cữu” (chữ dùng của nhân vật). Người vợ đầu của nhạc sĩquê ở Quảng Ninh không may mất sớm vì bệnh tim khi vừa sinh hạ được với ông mộtngười con gái. Người vợ sau là em gái của một người bạn văn nghệ (Bạch Lệ là emgái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương). Nguyễn Văn Tý tủm tỉm cười: “Mang tiếng có nhiềuphụ nữ mê nhưng lần lấy vợ nào cũng đều do cơ quan đoàn thể đứng ra lấy cho cảđấy”.

Người phụ nữcả đời ông biết ơn, và cũng theo lời nhạc sĩ, ông đã sống đến ngày hôm nay cũngvì bà. Đó là người vợ thứ hai, bà Bạch Lê. Nhắc đến bà, nhạc sĩ không giấu nổi xúc động khi nhớ về ngày để vợ sinh con ở bè chuối trên sông tránh đạn.Cả đời tần tảo của bà ông chỉ có một món quà duy nhất “Mẹ yêu con” dành tặngnhưng ông bảo: “Chính vì có tình thương của bà ấy mà tôi sống đến hôm nay”. Trênbức tường loang lổ vết thời gian, bà vẫn mỉm cười.

 Còn sống, có ai là không cầntiền đâu?

Hai đời vợ, nhưng nhữngngười tình ông yêu và những người yêu ông đơn phương giờ chẳng còn ai. Hiện nhạcsĩ đang sống cùng cô cháu gái của bà Bạch Lệ trong căn nhà nhỏ đơn sơ tại TPHCM. Cô đã sống cùng gia đình ông từ nhỏ, lớn lên vợ chồng ông cũng lo dựng vợ,gả chồng. Con cái cô đều đã có gia đình, nhưng không ai có điều kiện nên từ lâunhạc sĩ nhận trách nhiệm nuôi thêm cháu ngoại của cô, cậu bé đang chuẩn bị vàolớp một

Ông già xòe bàntay tính: “Số tiền phải chi dùng trong một tháng, tiền mua sữa cho cháu, tiềnhọc cho cháu, tiền ăn, tiền tiêu, hơn 3 triệu tiền lương phải tằn tiện”. Tôi hỏigiờ sao ông còn phải ôm vào mình nhiều nỗi lo đến thế, ông nhìn tôi, ngả ngườivào thành ghế: “Mình thương con cháu, mình nhận trách nhiệm rồi, phải làm tròntrách nhiệm đó chứ, chẳng ai đòi hỏi cả”.

Những lo lắng mưusinh đôi lúc làm ông thấy ngượng với chính mình. Ông bảo “Nhiều người cứ hỏi tôithích cái gì, tôi không thích gì cả, chẳng có nhu cầu gì cho mình, tôi chỉ muốncó thêm ít tiền để cho con cho cháu. Nhưng nói ra điều ấy thì mình ngượng quá”.

“Con người ta aicũng có tuổi già, tuổi già của tôi không còn làm gì ra tiền nữa, nhưng còn sốngcó ai là không cần đến tiền đâu. Giờ tôi nghèo, tiền với tôi rất quý nhưng tôiquý cái tình của con người hơn”. Vẫn theo nhịp ấy, ông kể cho tôi về người bạnnuôi ong, người bạn làm ở công ty mía đường. Người nuôi ong tặng ông sữa ongchúa để uống vào mỗi sáng, người bạn ở công ty mía đường tên là Trịnh Khươnglương tháng không biết được bao nhiêu nhưng mỗi tháng đều ghé nhà biếu ông200.000 đồng. Ông bảo, nếu tháng nào có việc bận không tới thì tháng sau tới sẽđưa gấp đôi số tiền tháng trước không kịp gửi. “Người ta có nợ nần gì tôi đâu,nhưng mà điều đó làm họ vui, tôi vui. Tôi quý là quý cái tình ấy”.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Giữ cái dư âm để mà sống
 

Cô đơngiữa thành phố ồn ào 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chuyển hẳnvào Sài Gòn sống từ năm 1975, như vậy ông đã sống gần nửa đời người ở đây. Sốnggiữa thành phố ồn ào nhưng nhạc sĩ cho biết ông thấy mình chưa hề nhập cuộc vớinó, và giờ đây thì cảm giác ấy hiển hiện: “Với một người luôn giữ những cái cũnhư tôi, ở thành phố này có nhiều khoảng trống lắm”, giọng ông buồn buồn.

Rồi ông lại mơ màng nhớ về nhữngngười bạn văn nghệ ở Hà Nội. Ông giơ tay rót chén trà mới cho mình, hồi tưởng:“Nguyễn Tuân ngày xưa kết nạp tôi vào đội uống trà chỉ vì tôi biết nấu nước sôithôi đấy. Một lần ông ấy hỏi tôi nước như thế nào là sôi, tôi bảo, nếu đổ nướcxuống đất (nền đất trệt) mà nó kêu đánh ‘bụp’ là nước đã sôi”. Giọng kể của ôngcàng lúc càng say sưa, rồi ông đưa chén trà nhâm nhi, nghe chừng đắc ý lắm.

Nhưng rồi ông giật thột khi chiếcmáy hát cất lên những lời ca đầu tiên trong bài Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh.Ông bảo: “H đấy, cô này nổi tiếng vì bài này, đến giờ vẫn hát, nhưng cô ấy khôngnhớ tôi là ai cả”. Chén trà trên tay ông ngưng lại, bàn tay run run đặt nó xuốngbàn. “Có chương trình của tôi mới đây, người ta mời cô ấy tới hát nhưng cô ấykhông đến”. Cũng theo lời nhạc sĩ, nhiều năm trước ca sĩ H từng tới năn nỉ ôngxin hát ca khúc này. Nhưng như để tránh cho người đối diện cảm giác sượng sùnggiọng ông lại rổn rang:“Người quên tôi cũng nhiều nhưng người thương và nhớ tôicũng còn nhiều lắm”. Ông cho biết vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân – Khắc Triệu thỉnhthoảng lại ghé nhà thăm ông, có lần gặp chị còn vội vã dúi cho ông một ít tiềnvào túi áo và nói ông không được cho ai biết.

Câu chuyện củamột lão niên bảng lảng không đầu, không cuối nương theo một sợi chỉ mong manh màngười đối thoại nhiều lúc không muốn chạm vào những quá khứ chắp nối không rànhmạch ấy. Tôi đôi lúc ồn ào theo niềm vui như trẻ nhỏ của ông, nhưng thỉnh thoảnglại lặng im cùng ông đi vào miền suy tưởng.

Giờ đây, đa sốnhững người thỉnh thoảng lui tới thăm ông đều là người trót yêu những sáng táccủa một chàng trai Nguyễn Văn Tý thủa thanh xuân. Ông bảo, nhiều người trong sốhọ là người Hà Tĩnh. Ông tự nhận xét: “Tôi sinh ra ở Nghệ An nhưng lớn lên lạiđổ bóng về Hà Tĩnh”, rồi bỗng ca lên một câu hát dặm: “Tui nỏ biết ê mô, ê nỏbiết tui mô. Sóng ngoài biển chang vô” bằng thứ giọng khàn, trầm và đục củangười già. Ông bảo, cũng là một câu ca nhưng người Nghệ An hát một cách, ngườiHà Tĩnh hát một cách, và họ hát làm sao thì sống làm vậy.

Đã sắp đi hết mộthành trình của kiếp người, cái còn lại an ủi ông là những bài hát, những ngườiyêu nhạc, những tưởng đối với nghệ sĩ đó là điều quý nhất. Nhưng bất chợt ôngchỉ vào mảnh giấy ghi thứ tự tên bài hát, chiếc máy hát rồi tự trào: “Không cóthứ gì cả. Một đống tài liệu, các bài hát này với thời gian sẽ mất đi. Giờ ítngười hát nhạc của tôi lắm, họ tội gì hát mãi những bài ca cũ. Những bài hát nàychỉ là những dư âm còn lại”.

Cuộc trò chuyệncủa chúng tôi kéo dài gần hết buổi sáng. Đến cuối buổi trò chuyện, giọngông bỗng chùng xuống: “Cô đến thăm tôi rồi cô cũng phải đi, còn tôi cứ ở đây,trong căn nhà này từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Tối chỉ ngủ được một haitiếng rồi lại tỉnh dậy, cứ nằm đó nghe tiếng đồng hồ chạy, mong đến giờ báothức, gọi cô cháu dậy”

Tôi hỏi một ngày bình thường ôngsống thế nào, ông cho biết: “Mỗi ngày tôi chỉ ra đây hailần (ra phòng khách), trưa một lần, chiều một lần. Ra uống nước, nghe nhạc chokhuây khỏa rồi lại vào giường nằm”. Tôi thấy buồn lắm, cái buồn này là buồn lưucữu, muôn thủa”

Tôi buột miệng hỏi ông. Điều gìkhiến ông buồn nhất. Ông trả lời tôi, lần này cụt lủn: “Cô quạnhquá”

‘Vì tình thương của bà Lệ mà tôi sống đến hôm nay’

Nếu dành một lời cảm ơn cho một người quan trọng nhất trong cuộc đời, ông sẽ dành để nói về?

Bà Bạch Lệ. Bà ấy là người thành thị, nhưng khi yêu và lấy tôi, bà ấy theo tôi về quê ở Thanh Chương (Nghệ An) sống. Tôi đi theo đơn vị suốt nhiều tháng trời, không liên lạc được về nhà, không biết bà ấy có bầu rồi sinh con từ lúc nào. Khi về, tôi mới biết, trong thời gian mang thai mẹ tôi đã làm cho bà ấy một chiếc bè chuối thả trôi trên sông để lánh đạn và sinh con ở trên đó.

Nhưng thời ấy, cả nước đều khó khăn và chính ông cũng đang đi làm nhiệm vụ. Việc bà Bạch Lệ làm đúng là một kỳ tích, nhưng chắc hẳn đó chưa phải là lý do duy nhất ông mang ơn người phụ nữ ấy?

Điều lớn nhất bà Lệ làm cho tôi là bà ấy cho tôi một tình yêu, sự tin tưởng rất lớn. Bà ấy thường nói với các bạn tôi: “Ông ấy chỉ sợ Đảng thôi, nếu không có Đáng thì ông ấy cũng kinh lắm đấy”, ý bà ấy là tính tôi nghệ sĩ, có thể tôi cũng có những lúc xao lòng. Tôi nghe thì chỉ trêu lại bà ấy: “Em nói xấu anh nhé”. Nhưng thực ra tôi biết bà Lệ tin tôi.

Trước khi chúng tôi lấy nhau, tôi đã có một đời vợ, bà Lê cũng đã có một đời chồng và 4 người con riêng. Tuy không nói ra nhưng nhiều lúc tôi cũng mang trong lòng ý nghĩ mình là người thứ hai và vì thế ít nhiều trong tâm can cũng bị chuyện quá khứ làm cho lấn cấn. Đến khi bà ấy chết thì tôi hiểu rằng, bà ấy đã vì tôi mà làm được nhiều việc phi thường. Thực ra, nếu tôi không có tình yêu, tình thương của bà ấy tôi đã ra đi lâu rồi, nhưng vì có tình yêu ấy nên tôi đã sống và đến giờ tôi nghĩ là phải sống. Trong suốt những năm tháng bên nhau, tôi luôn giữ đạo nghĩa vợ chồng, nhưng trong sâu thẳm, có lúc đã trách bà ấy. Điều đó tôi rất tiếc và rất buồn (vừa kể vừa khóc)

Các con riêng của bà Bạch Lệ giờ có mối liên hệ với nhạc sĩ như thế nào?

Bà Lệ có bốn người con với chồng cũ nhưng đã mất ba người. Giờ chỉ còn một người con trai đang sống ở Sài Gòn. Cậu ấy cũng đã nhiều tuổi và bị liệt nên mấy năm nay không có điều kiện đến thăm tôi nữa.

Vậy còn người con riêng của ông với người vợ đầu tiên có nhận được sự chăm sóc nào từ bà Lệ?

Như Mỹ là con riêng của tôi. Nhưng nó cũng là người thương bà Lệ ghê lắm. Mỹ thường bảo hiếm có người dì ghẻ nào lại thương con chồng như bà ấy. Tình cảm của bà Lệ dành cho Mỹ và Linh (con chung của hai người) là như nhau cho nên chính Linh cũng không hề biết rằng hai chị em nó khác mẹ. Mãi sau này khi lớn lên Linh mới biết từ điều đó từ một người hàng xóm.

Trước khi trở thành nhạc sĩ, Nguyễn Văn Tý theo các đoàn văn công đi hát. Ông chuyên hát cac ca khúc của Văn Cao và Phạm Duy. Chính việc biểu diễn mãi các bài hát do người khác sáng tác thôi thúc ông nung nấu ý định tự sáng tác và bài hát Ai xây chiến lũy ra đời. Bài hát được biểu diễn lần đầu với ba bài hát khác của Phạm Duy là Về miền Trung, Bà mẹ Gio Linh, Bao giờ anh lấy được đồn Tây.  Sau đó ông trở thành trưởng đoàn Văn công, sư đoàn 304. Đoàn văn công đó có nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý gắn bó với Phạm Duy từ những ngày đầu tiên và sau này chung nhau nhiều kỷ niệm. Vì vậy, khi được hỏi về người bạn văn nghệ này, ông chia sẻ: “Với Phạm Duy tôi suốt đời coi ông ấy là bạn. Khi tôi phát hiện ra ông ấy hơn tôi hai tuổi thì suốt đời tôi coi ông ấy là anh. Khi tôi chưa có gì cả thì ông ấy có một gia tài đầy ắp các tác phẩm hay rồi nên tôi luôn coi ông ấy là thầy. Nhiều người bảo tôi tại sao tôi lại làm thế, nhưng thực sự đó là suy nghĩ thực sự của tôi”

Theo Kim Sen
Mốt & Cuộc sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.