Nhạc trưởng Đặng Châu Anh và ước mơ nâng tầm nhạc Việt

Hợp xướng là đỉnh cao của nghệthuật hát bè, một dạng nhạc bác học rất kén người nghe. Nhưng Đặng Châu Anh đãtheo đuổi nó gần 15 năm nay.

Hợp xướng là đỉnh cao của nghệthuật hát bè, một dạng nhạc bác học rất kén người nghe. Nhưng Đặng Châu Anh đãtheo đuổi nó gần 15 năm nay.

Người nghệ sĩ trẻ này đeo đuổimột dòng nhạc bác học hơn mười năm nay với mục đích thỏa mãn những đam mê và ướcmuốn đưa nền âm nhạc Việt nam lên một tầm cao mới. Linh hồn Dàn hợp xướng Thiếunhi Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, nhạc trưởng Đặng Châu Anh, đã lặng lẽmang về cho quê hương những vinh quang ít ai biết đến.

Nhạc trưởng Đặng Châu Anh và ước mơ nâng tầm nhạc Việt

Nhạc trưởng Đặng Châu Anh

- Chào Châu Anh, chị đến vớiâm nhạc từ bao giờ?

- Năm lên 10 tuổi, tôi bắt đầubước chân vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, bấy giờ được gọi là Nhạc việnHà Nội. Suốt gần mười lăm năm, tôi sống trong môi trường nghệ thuật chuyênnghiệp, học chơi piano, lý luận âm nhạc và cả chỉ huy hợp xướng. Giờ tôi vẫn làthành viên của "gia đình" Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với vai trò giảngviên chuyên ngành chỉ huy hợp xướng và phụ trách dàn dựng hợp xướng thiếu nhicủa học viện.

- Tại sao chị lại chọn hợpxướng, một loại hình âm nhạc "khó tính" và ít thịnh hành ở Việt Nam?

- (Cười) Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ đơngiản hợp xướng thiếu nhi ở nước mình còn quá mờ nhạt. Nếu được phát triển, đó làcơ hội nâng tầm cho âm nhạc Việt Nam. Xã hội hóa âm nhạc cũng là một trong nhữnglý do đưa tôi đến với hợp xướng. Qua đó, tôi mong muốn khán giả Việt dần dần sẽhiểu và gần gũi hơn với âm nhạc bác học. Có thể coi đây như một phong trào quầnchúng hóa hay quảng bá rộng rãi loại âm nhạc này đến số đông khán giả.

- Có thể nói đây là cơ hội đầutiên để chị tiếp cận với công việc chỉ huy dàn hợp xướng. Chị có gặp nhiều khókhăn không?

- Tất nhiên không thể tránh khỏikhó khăn. Như chúng ta thấy, một đội hợp xướng thường từ vài chục đến hàng trămngười. Dàn hợp xướng của tôi gồm khoảng 40 đến 50 em, toàn bộ là thiếu nhi từ 7đến 15 tuổi.

Cái khó của người dẫn dắt dàn hợpxướng là thu phục được những em có tình yêu và năng khiếu thực thụ với thứ âmnhạc "kén" người nghe này. Tuy nhiên, chương trình học văn hóa ở trường của cácem rất nặng, trở thành vật cản về thời gian khi tham gia hợp xướng. Hơn nữa, đặctrưng của dàn hợp xướng là đến thời điểm quá độ tuổi cho phép, các em sẽ khôngđược tiếp tục tham gia nữa. Điều này đồng nghĩa với việc tôi phải tạo dựng mộtlứa mới.

Nhiều em yêu thích và có năngkhiếu âm nhạc luôn sẵn sàng tham gia. Một số em rất có triển vọng nhưng bố mẹlại không đồng ý. Với những trường hợp này, tôi phải đến tận nhà để thuyết phục.

Nhạc trưởng Đặng Châu Anh và ước mơ nâng tầm nhạc Việt

Châu Anh và Dàn hợp xướng Thiếu nhi

Hợp xướng là đỉnh cao của nghệthuật hát bè. Dàn hợp xướng thường có ba, bốn, đôi khi năm đến sáu bè được phốitheo kiểu thính phòng. Các em hát bằng giọng chuyển, giả thanh, lúc có nhạc đệmlúc không. Với những em mới tham gia, đây là công việc khá khó khăn. Tôi mất khánhiều thời gian để hướng dẫn, nhất là luyện thanh cho các em.

Trước tiên, tôi hướng dẫn các emhát những tác phẩm quen thuộc, nhẹ nhàng, dễ nghe như các bài dân ca theo phongcách giao hưởng thính phòng. Dần dần, chúng tôi mới chuyển sang tập những tácphẩm kinh điển, mang hơi hướng nhạc jazz, folk, blues... Bên cạnh đó, tôi luôncố gắng nắm bắt tâm lý, tính cách và khả năng cảm thụ âm nhạc của từng em đểchọn cách thức truyền đạt hiệu quả nhất.

- Được biết trong giảng dạy,chị đã sử dụng kiến thức học được qua những năm ở nhạc viện và qua quá trình tìmtòi, khám phá. Chị có thực sự tự tin vào tay nghề của mình?

- Tự tin chứ (cười). Tôi tranhthủ nắm bắt cơ hội học hỏi từ các nước bạn như tham gia khóa học chuyên môn vềchỉ huy hợp xướng, kỹ thuật chỉ huy dàn nhạc cũng như sư phạm âm nhạc (MusicEducation) ở Thụy Điển.

Giao lưu với các dàn nhạc ngoạiquốc cũng là một trong những cơ hội tốt để tôi và dàn hợp xướng học hỏi, thậmchí "đánh cắp" kinh nghiệm để làm mới mình. Tôi đã giúp các em thu nhận nhiềuđiều thú vị từ Dàn hợp xướng Không Biên Giới của Mỹ đến từ InternationalYouth Choir & Dance Festival (Liên hoan Hợp xướng trẻ và Khiêu vũ Quốc tế),từ Dàn đồng ca nữ thiếu niên Australia.

Gần đây nhất, chúng tôi học thêmtừ sự kiện nhạc âm nhạc Giai điệu cuộc đời, vở nhạc kịch thể loạiblog-opera đa dạng về chất liệu. Đây là sản phẩm hợp xướng sáng tạo, tinh túykết hợp giữa hai quốc gia Việt Nam - Thụy Điển. Với hai đêm diễn tại Hà Nội,Giai điệu cuộc đời đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người yêu nhạc Việt Nam.

- "Nguyên liệu" nào giúp chị"nuôi" được dàn nhạc trong khi tác phẩm dành cho hợp xướng rất hiếm và khó sángtác?

- Tổng phổ là cái khó nhất củadàn hợp xướng. Đó là bản ghi nốt nhạc của tác phẩm âm nhạc nhiều bè, dành chodàn nhạc hoặc giọng hát, được xếp đặt thành từng hàng theo thứ tự quy định từtrên xuống dưới, để có thể thấy bằng mắt hành điệu của tất cả các bè và âm hưởngvang lên cùng một lúc của chúng.

Nhạc trưởng Đặng Châu Anh và ước mơ nâng tầm nhạc Việt

Cô giáo Đặng Châu Anh biểu diễn cùng các học trò

Những ngày mới hoạt động. Dàn hợpxướng Thiếu nhi Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chủ yếu sử dụng các ca khúcđược chuyển thể từ dân ca như: Bắc kim thang, Lý ngựa ô, Ru em hay Donna,Scarborough Fair, Child of the Universe...

Thực tế, rất ít nhạc sĩ Việt Nammặn mà với công việc sáng tạo cho dàn hợp xướng. Vì thế, tôi phải dày công biênsoạn để có được những tác phẩm như: Trốn tìm, Mây ca, À ơi lời yêu thương,Thở dài, Thức đêm... Tôi cũng soạn lời Việt một số bài khác như: Nhạcxuân, Bay lên ước mơ, Hòa bình trên trái đất thân yêu...

- Hơn mười năm là khoảng thờigian không ngắn, song Dàn hợp xướng Thiếu nhi Học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Namđến nay vẫn chưa thực sự tạo được tiếng vang. Chị nghĩ gì về điều này?

- Chúng tôi vẫn có thể tự hào vìdàn hợp xướng luôn là đại diện duy nhất mở màn cho các chương trình trọng đạicủa quốc gia như: Trí tuệ Việt Nam, Giờ trái đất, Peter Yarrow và Trái timViệt Nam... Tuy nhiên, phải thừa nhận hơn mười năm nay, sự phát triển củadàn hợp xướng nhìn chung vẫn còn chậm và tạo ít tiếng vang. Một phần, môn nghệthuật này rất kén người nghe, phần nữa do chưa được đầu tư thích đáng.

Nói đùa, thời kỳ bao cấp đã quatừ lâu nhưng tôi và dàn nhạc vẫn sống theo kiểu na ná như thế: tự cung, tự cấp,lấy ngắn nuôi dài. Nói thì hơi quá nhưng thực tế là vậy.

Thời kỳ đầu, bản thân tôi phải bỏtiền túi để lo chi phí cho các em biểu diễn, gồm tiền đồng phục, đi lại... Bâygiờ, điều kiện đỡ hơn đôi chút vì một số chương trình đã có doanh nghiệp tàitrợ, nhưng không nhiều. Nếu không có tình yêu nghệ thuật, nhiệt huyết và lòngmến trẻ, có lẽ tôi đã thất bại từ lâu rồi.

- Theo chị, huy chương đồngtrong cuộc thi World Choir Championships (Hợp xướng Quốc tế) tại Hàn Quốc vừaqua có phải là cột mốc đánh dấu sự thành công bước đầu của âm nhạc bác học ởViệt Nam?

- Có thể nói như vậy. Trong liênhoan đó, các em trình bày ba bài hát Ru em, Bèo dạt mây trôi và Bắc kim thangdo nhạc sĩ Hoàng Lương chuyển soạn từ chất liệu dân gian. Tham gia biểu diễngồm các em thiếu nhi của Dàn hợp xướng Thiếu nhi Học viện Âm nhạc Quốc gia ViệtNam và Dàn hợp xướng Thiếu nhi Sol Art.

Nhạc trưởng Đặng Châu Anh và ước mơ nâng tầm nhạc Việt

Phong cách biểu diễn thơ ngây,hồn nhiên, ngộ nghĩnh kết hợp với những mảng bè được phối đủ màu sắc đã tạo ấntượng mạnh mẽ với ban giám khảo của World Choir Championships. Xếp hạnghuy chương đồng trong bảng hợp xướng dân gian là thành công ngoài mong đợi củatôi và các em.

Tôi cùng dàn hợp xướng đã cố gắngphát huy thành tích đó, thậm chí cao hơn nữa trong World Choir Championshipsnăm tới được tổ chức tại Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi sẽ cố gắng để xứngđáng là chủ nhà của World Choir Championships năm 2011. Tôi mong tiếngvang của Dàn hợp xướng Thiếu nhi Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ vọng xahơn nữa.

- Xin cảm ơn và chúc chị cùngDàn hợp xướng Thiếu nhi Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tiếp tục gặt háithành công!

Theo Thùy Dương
Nhạc trưởng Đặng Châu Anh và ước mơ nâng tầm nhạc Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.