Cơm nhão, khê, đồ ăn bị cháy, nêm gia vị quá tay.... không lo đã có cách

Dưới đây là một vài cách xử trí nhanh chóng các món ăn "gặp sự cố" trong quá trình nấu nướng.

Đôi khi trong khi nấu ăn chỉ một vài sơ suất nhỏ khiến các bà nội trợ trở nên lúng túng và không biết xử trí như thế nào. Dưới đây là một vài cách "chữa cháy" nhanh chóng các món ăn "gặp sự cố" trong quá trình nấu nướng.

Khi đồ ăn bị mặn do nêm nếm gia vị quá tay



Nếu món canh hoặc súp bị mặn, hãy thả lòng trắng trứng gà hoặc vịt không đánh tan vào nồi, chờ nước sôi trong 5 phút rồi vớt ra. Vị mặn đã bị hút bớt đi, trả lại vị thanh ngọt cho nước dùng.

Đối với các món xào, món canh hay các món kho hãy dùng khoai tây, chỉ cần gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào chảo trước 15 phút, khoai tây hút muối rất hiệu quả vì thế vị mặn sẽ biến mất theo từng lát khoai tây.

Ngoài ra, có thể dùng nước cốt chanh, mật ong hay cà chua để làm giảm vị mặn của thức ăn tuy nhiên hãy cân nhắc vì có thể làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Thức ăn bị cháy khét

Khi phát hiện món ăn bị cháy, cần bình tĩnh tắt bếp, nhấc nồi xuống khỏi bếp. Bỏ thức ăn ra một nồi khác, bỏ hết phần cháy, các phần còn lại vẫn dùng như bình thường, ướp lại gia vị. Một mẹo nhỏ để xử lý mùi cháy trong món kho đó là cho vào đó một ít mẩu bánh mì, hay miếng khoai tây thái con chì, chúng có thể hút bớt mùi cháy khét từ thức ăn.

Pha nước cốt chanh với nước theo tỉ lệ 1:1, để quanh phòng, hoặc có thể sử dụng vỏ chanh: đốt vỏ chanh để khử mùi khét bám trong nhà. (vỏ quýt, cam, bưởi hoặc trà khô có tác dụng tương tự)

Cơm bị khê


Hãy cho một bát nước lạnh vào nồi cơm, ấn bát nước xuống sao cho miệng bát bằng mức cơm trong nồi mùi khê sẽ biến mất

Khi cơm bị khê hãy cho một bát nước lạnh vào nồi cơm, ấn bát nước xuống sao cho miệng bát bằng mức cơm trong nồi.Sau đó đậy lại trong khoảng 3 phút, cơm sẽ mất mùi khê. Ngoài ra, có thể lấy phần đầu của hành lá, cắt thành từng khúc cắm xuyên qua mặt trên của cơm, đậy nắp nồi lại trong 3 phút. Một cách nữa rất đơn giản đó là chỉ việc cho một mẩu bánh mì vào trong nồi cơm, sau khoảng 5 phút bánh mì sẽ hút hết mùi khê của cơm.

Cơm nhão

Nếu cho quá tay nước, cơm sẽ bị nhão, tốt nhất nên trải đều cơm ra một mặt phẳng như miếng giấy bạc sau đó cho vào tủ lạnh. Những hạt cơm sẽ cứng lại và kết dính với nhau. Có một mẹo đơn giản để giúp bạn khắc phục tình trạng này đó chính là nguyên tắc "đốt ngón tay": lượng nước trên mặt gạo không được vượt quá 1 đốt ngón tay”, tức là chỉ khoảng 2cm.

Lỡ tay cho nhiều dầu mỡ

Khi món ăn bị quá nhiều mỡ hãy cho một ít lá cải xoăn vào nó sẽ có tác dụng làm giảm lượng chất béo dư thừa. Nếu không có sẵn lá cải xoăn, có thể để món ăn đó nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho dầu mỡ đông lại, sau đó vớt bỏ, món ăn sẽ không còn béo nữa.

Nước sốt vón cục

Khi nấu, bạn cho các nguyên liệu vào quá nhanh hoặc không chọn đúng nhiệt độ. Bạn cần đến chiếc rây để lược phần nước súp bị vón cục. Để nước súp không bị vón cục trong khi nấu, nên cho các thành phần của món ăn vào từ từ rồi dùng muỗng khuấy thật đều. Ngoài ra, khi cho bất kỳ thành phần lỏng nào vào món ăn đang nấu, bạn phải đợi cho đến khi món ăn đã được đun nóng hoàn toàn.

Khi món ăn quá chua

Đối với những món ăn quá chua bạn có thể pha loãng một chút baking soda hoặc đường vào ít nước để khắc phục.

Rau quá nhừ


Cho rau nhừ vào tủ lạnh, để qua đêm và sau đó làm những món rau trộn đơn giản

Nếu lỡ nấu rau quá nhừ, bạn không còn cách nào khác là xay nhuyễn chúng và để dành cho món súp rau. Ngoài ra, cũng có thể cho rau nhừ vào tủ lạnh, để qua đêm và sau đó làm những món rau trộn đơn giản.

Nếu muốn rau không bị chín quá mức, bạn phải phân loại rau trước khi nấu vì mỗi loại rau có thời gian chín khác nhau. Những loại rau củ tương đối cứng sẽ cần thời gian nấu lâu hơn. Ngược lại, đa số các loại rau xanh sẽ chín rất nhanh. Do đó, nếu cho tất cả các loại rau vào nồi cùng lúc, chúng sẽ chín không đều.

Đối với một số loại rau (như đậu Hà Lan), bạn nên chần sơ qua nước sôi rồi cho ngay vào tô nước đá lạnh, đợi đến khi nguội thì vớt ra để ráo nước. Đây là bí quyết giúp bạn giữ được màu sắc và hương vị của rau, đậu.

Món ăn quá ngọt
 
Để cứu vãn tình thế khi món ăn bạn nêm quá nhiều đường, hãy thử cho một ít muối, hoặc giấm táo, rượu vang hoặc nước cốt chanh vào. Ngoài ra, các chất béo như dầu oliu hoặc bơ cũng có thể làm giảm bớt vị ngọt.

Món ăn quá cay


Cho thêm ít đường hoặc mật ong vì nó có tác dụng làm trung hòa món cay

Cho thêm ít đường hoặc mật ong vì nó có tác dụng làm trung hòa món cay. Cũng có thể thêm nước dùng vào đun sôi, vị cay sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra, có thể thêm rau củ như cà chua, cà rốt, khoai tây... chất xơ trong rau củ sẽ hút bớt vị cay và lượng đường trong rau củ sẽ làm trung hòa vị cay.

Bột tẩm ướp không bám vào thịt

Để bột tẩm ướp bám dính vào thịt, chúng phải có đầy đủ 3 thành phần: bột mì, trứng và vụn bánh mì. Quy trình tẩm bột như sau: bạn lăn đều miếng thịt vào tô bột mì rồi nhúng chúng vào trứng, sau đó tiếp tục lăn qua lớp vụn bánh mì. Nếu làm món thịt tẩm bột với số lượng lớn, bạn có thể cho tất cả thịt và các thành phần của bột tẩm vào một chiếc thố to rồi trộn đều. Sau đó, cho hỗn hợp này vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu. Hơi lạnh sẽ giúp bột tẩm se lại và bám dính vào thịt hơn. Cuối cùng, chú ý đừng để chảo quá nóng khi bắt đầu chiên thịt vì điều này sẽ làm cho lớp bột tẩm bên ngoài miếng thịt bị dính vào chảo.

Món thịt “ngoài chín trong sống”

Cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là đặt chúng trở lại chảo và nấu thêm cho đến khi thịt chín hoàn toàn. Để tránh gặp lại rắc rối này, bạn nên nấu thịt thật kỹ với nhiệt độ phù hợp để thịt chín từ trong ra ngoài. Đối với những miếng thịt được cắt lát dày, nên lật trở thường xuyên trong khi nấu, thịt sẽ chín đều cả hai mặt.

Hà Linh (Tintuconline tổng hợp)


hướng dẫn nấu ăn

món ăn

nội trợ

vào bếp

mẹo nấu ăn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.