Những món Quảng dễ ăn, dễ nhớ

Cao lầu, lòng xào nghệ, bánh thuẫn... đều là những món ăn đơn giản, dễ làm và khiến những người con Quảng Nam thương nhớ.

Cao lầu, lòng xào nghệ, bánh thuẫn... đều là những món ăn đơn giản, dễ làm và khiến những người con Quảng Nam thương nhớ.


Don là món đặc biệt của Quảng. Món ăn này được nấu từ don, một loại nhuyễn thể có màu hồng nhạt sống ở sông Trà Khúc. Don được luộc chín, tách lấy phần thịt, xào sơ với dầu, hành phi. Ăn cùng nước luộc, hành tây, bánh tráng nướng. Ảnh: An Huỳnh.


Để có những cuốn ram bắp giòn, ngọt, thơm, người ta thường chọn những trái bắp tươi, non. Dùng dao xước mỏng hạt bắp, ướp cùng hành tím, hạt tiêu, đường, cuốn bằng bánh tráng mỏng, và chiên giòn trong lửa. Ngoài bắp, món ăn này có thể kết hợp với thịt heo, tôm, cua… tùy sở thích của người làm để tạo nên những cuốn ram hấp dẫn. Ảnh: An Huỳnh.


Cá nục cuốn bánh tráng nướng: Món ăn này có cách chế biến đơn giản, song khó nhất là tìm được cá nục có kích thước khoảng ngón tay, để có thể cuốn gọn  và không cần bỏ xương khi ăn. Ảnh: An Huỳnh.


Bún cá ngừ dễ nấu, dễ ăn trong bất kỳ thời điểm, thời tiết nào giúp món ăn làm hài lòng những vị khách khó tính. Ảnh: An Huỳnh.


Bánh thuẫn có màu vàng ươm, nở bung như hoa mai. Đây là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Trung và người Quảng. Nguyên liệu chính của món bánh gồm bột, trứng, đường, vài lát gừng. Khuôn bánh được làm bằng gang hay đồng. Bánh có thể được bảo quản lâu hơn với phương pháp sấy khô. Ảnh: Sangnghiep.

Lòng heo xào nghệ không chỉ là món ăn ngon mà còn là mẹo vặt trị ho của người dân nơi đây. Nguyên liệu chính của món ăn là lòng già (heo), hẹ, củ nghệ tươi, ớt. Để tăng thêm vị ngon, người ta thường dùng kèm bánh tráng nướng. Ảnh: Monanngon3mien.

Lòng heo xào nghệ không chỉ là món ăn ngon mà còn là mẹo vặt trị ho. Nguyên liệu chính của món ăn là lòng già (heo), hẹ, củ nghệ tươi, ớt. Để tăng thêm vị ngon, người ta thường dùng kèm bánh tráng nướng. Ảnh: Monanngon3mien .


Có cùng nguồn gốc, cách trình bày, nguyên liệu khá giống nhau nên rất nhiều người lầm tưởng cao lầu và mì Quảng là một. Cao lầu có sợi mì chiên giòn, ít nước dùng, còn mì Quảng dùng cọng mì tươi. Ảnh: 2monngonmoingay .


Sợi mì Quảng được chế biến từ bột gạo, bản to, ăn mềm và gắn với truyền thuyết về vua Quang Trung. Khi hành quân đến đây, vị vua này đã nhờ nhân dân tạo ra món có thể ăn trong nhiều ngày mà  không ôi thiu. Còn món mì Quảng (hay phần nhân của món ăn) là câu chuyện về phần đồ ăn còn lại sau khi gia đình có tiệc, giỗ chạp. Ảnh: Sg24h.


Bánh tổ là loại bánh truyền thống của người Quảng vào mỗi dịp Tết. Nguyên liệu chỉ gồm nếp và đường. Xay nếp lấy bột. Trộn bột nếp với trộn với đường rồi hấp chín. Bó bánh thành những cây có hình trụ dài, phơi khô. Khi ăn, dùng dao cắt bánh thành lát mỏng, chiên trong dầu. Ảnh: muivi.


Cơm gà là sự kết hợp hài hòa giữa những miếng thịt gà luộc dai, ngọt và phần cơm được nấu bằng nước luộc gà. Ảnh: Hoàng Nhi.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.