9 món bánh có giá "tiền lẻ" nhưng ngon hết ý của Hội An

Chỉ "dằn túi" năm, mười ngàn là bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ram, bánh xoài hay bánh tráng đập... cực kỳ hấp dẫn của Hội An.

Chỉ "dằn túi" năm, mười ngàn là bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ram, bánh xoài hay bánh tráng đập... cực kỳ hấp dẫn của Hội An.

1. Bánh ram 

Đến Hội An, bạn sẽ thấy ở một số ngã ba, ngã tư đường phố có bày bán một loạt bánh trông như bánh rán với màu cam, bề mặt lấm tấm những hạt mè vàng bên ngoài. Đó chính là bánh ram - món ăn vặt cực đặc trưng của Hội An. Bánh ram làm bằng bột nếp với nhân là đậu xanh hoặc đậu đen luộc chín, trộn đường rồi chiên ngập dầu. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được cái giòn, bùi, ngọt đặc trưng của bánh. Một chiếc bánh ram giá chỉ 3 ngàn đồng nên đến Hội An đừng quên nếm thử nhé!


Bánh được chiên ngập trong dầu.


Bánh ram có màu cam vàng với lớp vừng bao bên ngoài.

2. Bánh ít lá gai

Bánh ít được làm từ bột, những chiếc lá gai tròn xoe, mượt mà và bột đậu xanh nguyên chất. Lớp vỏ ngoài của bánh có màu đen đặc trưng từ lá gai, bên trong là nhân đậu xanh được giã nhuyễn. Loại bánh này thường được sử dụng trong dịp cúng giỗ tổ tiên, các ngày lễ tết hay sử dụng làm quà biếu trong các dịp hiếu, hỉ. Ngoài ra loại bánh này cũng rất hợp để mua làm quà cho gia đình, bạn bè sau chuyến du lịch Hội An


Bánh gai Hội An khá nhỏ xinh, giá 2 ngàn đồng/ cái.

3. Bánh su sê 

Lang thang trên đường phố Hội An, bạn sẽ bắt gặp những quán vỉa hè bán loại bánh được gói bằng một lớp lá chuối giống như bánh ít lá gai hoặc bằng hai nắp lá dừa hình hộp kiểu âm dương. Đó chính là bánh su sê hay còn gọi là bánh phu thê vốn thường được dùng trong lễ cưới nhằm gửi gắm lời chúc đôi phu thê trăm năm hạnh phúc. Bánh phu thê Hội An làm nhỏ, có lớp vỏ bánh vàng ươm, nhân đậu xanh dừa, thưởng thức cùng nước trà rất hợp vị.

4. Bánh đậu xanh

Cách đây hơn 100 năm, trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi bánh đậu xanh ở Hội An là ngon nhất và là vật phẩm dâng tiến cho các vua triều Nguyễn ngự dụng hằng năm. Bánh đậu xanh Hội An được làm từ bột đậu và đường theo tỉ lệ nhất định để tạo sự kết dính cho chiếc bánh rồi được đóng vào khuôn hình tròn hoặc hoặc vuông.

Cuối cùng bánh được sấy chín rồi được thành từng bao nhỏ cho tiện bảo quản và mang đi xa. Ngày nay, bánh đậu xanh là món quà thơm thảo của người Hội An gửi đến phương xa và cũng được du khách ưa chuộng nhâm nhi trên bước đường tham quan phố cổ cũng như làm quà sau một chuyến đi thú vị. 


Bánh đậu xanh Hội An có giá 20.000đ/hộp.

5. Bánh da 

Nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc bánh da gồm nếp thơm dẻo, gừng, đậu phụng, mè, đường và phải trải qua nhiều công đoạn chế biến. Nếp thơm phải chọn loại ngon nhất, công đoạn rang nếp cần phải giữ vừa lửa để có được mẻ nếp rang đạt chất lượng. Các nguyên liệu như gừng, vỏ quất, cà rốt được xắt sợi mỏng và nhỏ cho vào chảo, thêm một ít đường cát trắng rim trên lửa nhỏ đến khi đường sệt lại là xong. Bánh da Hội An có giá 30.000 đồng/ đòn.

6. Bánh xèo 

Có lẽ do mải khám phá quá nhiều của ngon, vật lạ khi đến Hội An mà nhiều du khách không biết đến món bánh xèo Hội An vô cùng hấp dẫn. Bánh xèo Hội An được làm từ các nguyên liệu chính là bột gạo, tôm đất, thịt ba chỉ và giá đỗ. Đây là món ăn vặt quá đỗi quen thuộc với người dân phố Hội và được bán rất nhiều trên các con phố ở Hội An. 


Bánh xèo Hội An có giá 5.000đ/cái.

7. Bánh bao, bánh vạc

Đến Hội An mà chưa thưởng thức món bánh bao, bánh vạc là chưa hưởng được cái vị đặc trưng của món ăn phố Hoài. Bánh bao, bánh vạc Hội An được làm rất cầu kỳ từ phần chọn gạo, làm nhân cho đến nặn bánh. Bánh được ăn kèm nước mắm pha có đủ 3 vị cay, mặn, ngọt. Những chiếc bánh xinh xẻo có vị ngọt của nhân thịt tôm, giai giòn của vỏ bánh, thơm của hành phi, cay cay, mặn mặn của ớt và nước mắm hấp dẫn đến mức đã nếm một lần rồi sẽ rất khó quên.

8. Bánh tráng đập

Từ lâu, món ăn này đã xuất hiện trong đời sống người dẫn địa phương và hiện được nhiều du khách yêu thích. Bánh được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, gồm 1 lớp bánh tráng ướt được kẹp giữa bởi 2 lớp bánh tráng khô đã được nướng chính như sự kết hợp giữa mềm mại và cứng rắn, giữa âm và dương. Bánh tráng đập phải thật mỏng ăn mới ngon.

Khi thưởng thức, dùng tay đập nhẹ lên bánh (vì thế có tên là bánh đập) để bánh ướt và khô dính lại với nhau rồi chấm với hỗn hợp nguyên liệu nước mắm cái pha loãng với đường, thơm (dứa) băm nhuyễn, dầu và hành phi vừa tới, có thể thêm một ít tương ớt tùy theo khẩu vị.

9. Bánh xoài Hội An

Bánh xoài là loại bánh lâu đời ở Hội An, có hình dáng tựa trái xoài. Bánh được làm từ bột nếp, đậu phộng và đường. Nhân đậu phộng ngào cùng đường sẽ được bọc bởi lớp bột nếp đã hấp chính và giã nhuyễn. Sau đấy, bánh được phủ một lớp bột nếp trắng bên ngoài để không bị dính.


Nhân bằng đậu phộng và đường nên bánh xoài có vị ngọt hơn cả trong số các loại bánh truyền thống ở Hội An.

Theo Trí thức trẻ


du lịch Hội An


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.