Cách làm nước cốt dừa đặc quánh, trắng tinh, ai cũng phải khen nức nở

Cách làm thì chắc ai cũng biết sơ sơ, nhưng làm sao để nước cốt dừa đặc quánh, trắng tinh, bạn biết chưa? Nếu chưa, hãy thử nghe theo cách của tôi một lần.

Cách làm thì chắc ai cũng biết sơ sơ, nhưng làm sao để nước cốt dừa đặc quánh, trắng tinh, bạn biết chưa? Nếu chưa, hãy thử nghe theo cách của tôi một lần.

Nước cốt dừa có thể được xem như là linh hồn của nhiều món ăn. Nếu bạn nghĩ rằng nước cốt dừa chỉ đóng vai trò quan trọng trong các món chè thì bạn sai lầm rồi nhé. Bạn thử nấu một nồi cà ri mà không có nước cốt dừa xem, chẳng còn ngon lành gì nữa. Hay món thịt gà om nước cốt dừa, vài món súp, bánh… ôi thôi quá trời quá đất, kể sao cho hết. Bạn chỉ cần nhớ rằng, thứ nước trăng trắng, sền sệt, beo béo này sẽ giúp món ăn ngon siêu cấp.

Làm theo tôi đi, bạn sẽ có được chén nước cốt dừa béo ngậy, ăn vào nhớ mãi, ai cũng lẽo đẽo hỏi công thức - Ảnh 1.

Nước cốt dừa có thể được xem như là linh hồn của nhiều món ăn (Ảnh: Internet)

Có người bảo làm nước cốt dừa “dễ òm”, ai mà chẳng biết làm. Xin thưa rằng dễ thì dễ thật, cứ mua dừa người ta nạo sẵn về rồi vắt lấy nước cốt là xong. Nhưng cũng khó lắm bạn ạ, vì để có được chén nước cốt dừa ăn vào nhớ mãi thì phải có bí quyết.

Tôi đã áp dụng cách này trong suốt nhiều năm qua cho hầu hết tất cả các món cần đến nước cốt dừa. Dĩ nhiên là sau nhiều năm thực hiện, vài lần thất bại, tôi đã biết cách làm một chén nước cốt dừa đặc thiệt đặc và thơm thiệt thơm. Thơm nức mũi chứ chẳng đùa. Nói không quá chứ ai nếm thử nước cốt dừa tôi làm rồi cũng khen tấm tắc, nhớ mãi không thôi. Tôi tính giấu bí quyết làm nước cốt dừa nhưng đến nay đã có quá nhiều người hỏi, thế nên tôi đành phải tiết lộ vậy.

Nguyên liệu để làm nước cốt dừa chắc chắn phải có dừa rồi. Bạn cần chọn 2 quả dừa già, cầm nặng tay, lắc nghe được tiếng nước dừa bên trong. Bạn nên mua dừa cả quả về để làm chứ đừng mua dừa nạo sẵn vì thứ nhất là không sạch, thứ hai họ không bỏ hết phần vỏ nâu, và thứ ba là có vài chỗ dùng dừa non. Dừa non cũng làm được nước cốt dừa, nhưng không béo và không ngọt như dừa già đâu.

Sau khi có dừa rồi, bạn trút hết nước trong quả ra rồi giữ lại. Bạn có thể bổ đôi dừa để lấy nước hoặc đục 2 lỗ nhỏ trên quả. Đừng vội đổ bỏ nước dừa hay dùng uống giải khát nha vì nước dừa chính là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của nước cốt dừa.

Làm theo tôi đi, bạn sẽ có được chén nước cốt dừa béo ngậy, ăn vào nhớ mãi, ai cũng lẽo đẽo hỏi công thức - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Cho dừa vào lò vi sóng, lò nướng, nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 15 phút. Nếu không có lò, bạn có thể nướng dừa trên bếp gas cũng được. Để tôi giải thích mục đích của việc nướng dừa nha: là để cơm dừa dễ tách ra vỏ. Dừa già rất khó tách cơm nên đây chính là cách dễ dàng và tiện lợi nhất giúp bạn. Có cơm dừa rồi, bạn rửa sạch và bào sạch lớp vỏ nâu để không ảnh hưởng đến chất lượng nước cốt dừa.

Làm theo tôi đi, bạn sẽ có được chén nước cốt dừa béo ngậy, ăn vào nhớ mãi, ai cũng lẽo đẽo hỏi công thức - Ảnh 3.

Dừa già rất khó tách cơm nên đây chính là cách dễ dàng và tiện lợi nhất giúp bạn (Ảnh: Internet)

Trong lúc bào lớp vỏ nâu, bạn hãy đun nóng nước dừa - việc quan trọng lắm nhé. Bạn có biết vì sao phải dùng nước dừa hâm nóng không? Là để bảo quản được lâu và tăng hương vị cũng như độ béo ngậy cho nước cốt dừa đó. Nhớ đặc biệt lưu ý điểm này nha.

Cơm dừa sau khi bào sạch vỏ nâu rồi cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước dừa hâm nóng ở trên rồi xay nhuyễn. Bạn không cần phải đổ hết nước dừa vào đâu, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, để làm ẩm cơm dừa và máy xay hoạt động được mà thôi.

Làm theo tôi đi, bạn sẽ có được chén nước cốt dừa béo ngậy, ăn vào nhớ mãi, ai cũng lẽo đẽo hỏi công thức - Ảnh 4.

Xay nhuyễn cơm dừa (Ảnh: Internet)

Giờ thì bạn chỉ cần dùng tay vắt hoặc đổ hỗn hợp trên vào miếng vải mỏng rồi vắt cơm dừa để lấy nước. Bát nước trắng, sền sệt mà bạn thu được chính là nước cốt dừa đó. Bạn có thể lọc lại bằng rây để sạch hết thịt dừa còn sót lại. Bạn chỉ nên vắt nước đầu thôi, đó mới chính là nước cốt. Đừng tiếc xác dừa mà vắt lần hai hay lần 3 nhé, nó chẳng còn thơm ngon đâu.

Làm theo tôi đi, bạn sẽ có được chén nước cốt dừa béo ngậy, ăn vào nhớ mãi, ai cũng lẽo đẽo hỏi công thức - Ảnh 5.

Đừng tiếc xác dừa mà vắt lần hai hay lần 3 nhé, nó chẳng còn thơm ngon đâu (Ảnh: Internet)

Để bảo quản nước cốt dừa được lâu, bạn nên cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy kín và cất vào tủ lạnh, có thể dùng được khoảng 1 tuần. Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ lượng nước cốt dừa đủ sử dụng cho một lần nấu và trữ đông. Mỗi khi cần chỉ cần rã đông rồi nấu là xong. Bạn cũng có thể đun lên rồi trữ lạnh, trữ đông cũng được.

Làm theo tôi đi, bạn sẽ có được chén nước cốt dừa béo ngậy, ăn vào nhớ mãi, ai cũng lẽo đẽo hỏi công thức - Ảnh 6.

Bạn có thể trữ đông nước cốt dừa dùng dần (Ảnh: Internet)

Theo Trí thức trẻ


nước cốt dừa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.