Ấn Độ lo Trung Quốc triển khai tàu chiến ở Ấn Độ Dương

Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại về việc Liên hợp quốc cho phép Trung Quốc thăm dò và khai thác khoáng sản vùng đáy biển quốc tế ở Ấn Độ Dương, cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng quyền này để biện minh cho việc triển khai tàu chiến trong khu vực.

 Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại về việc Liên hợp quốc cho phép Trung Quốc thăm dòvà khai thác khoáng sản vùng đáy biển quốc tế ở Ấn Độ Dương, cho rằng BắcKinh sẽ sử dụng quyền này để biện minh cho việc triển khai tàu chiến trongkhu vực.

Hôm qua, các Bộ Quốc phòng vàBộ Ngoại giao Ấn Độ đã đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại trên.

Ấn Độ lo Trung Quốc triển khai tàu chiến ở Ấn Độ Dương
Tàu ngầm Giao Long của Trung Quốc được thiết kế để lặn tối đa 7.000 mét, có thể tới 70% đáy biển trên thế giới.
 

Theo báo chí Ấn Độ, ngày19/7, Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế LHQ (ISA, có trụ sở tại Jamaica) đãđồng ý cho phép Trung Quốc được quyền thăm dò và khai thác khoáng sản ở khuvực đáy biển phía tây nam Ấn Độ Dương, thuộc vùng biển quốc tế, nằm giữachâu Phi và Nam cực.

Cơ quan Tình báo Hải quân ẤnĐộ (DNI) cảnh báo là sự kiện này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọngđối với Ấn Độ, vì “Trung Quốc có thể đưa ra những lý do để duy trì sự hiệndiện liên tục trong vùng đại dương này”.

“Điều này sẽ tạo cơ hội choTrung Quốc thu thập các dữ liệu hải dương học và thủy học một cách hợp pháp.Hơn nữa, nó có thể tạo cớ cho Trung Quốc triển khai tàu chiến trong khuvực”, tuyên bố của DNI viết.

Cơ quan tình báo của hải quânẤn Độ nhấn mạnh, mặc dù Trung Quốc nói rằng công việc này chỉ nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng của họ về khoáng sản, nhưng chắc chắn là hải quânTrung Quốc sẽ can dự vào những hoạt động thăm dò tìm kiếm và hải quân Ấn Độcần phải theo dõi sát sao các động thái này.

Ban Đông Á của Bộ Ngoại giaoẤn Độ có cùng nhận định và cho rằng cần phải có những giải pháp pháp lý đểngăn ngừa các nguy cơ nói trên.

Trung Quốc đã phê chuẩn Côngước LHQ về Luật Biển 1982 và đồng thời là thành viên Cơ quan Quản lý Đáybiển Quốc tế. Để thực hiện tham vọng khai thác khoáng sản đáy biển, từ năm2002, Bắc Kinh đã tiến hành một chương trình nghiên cứu chế tạo tàu lặn.

Trong những ngày qua, báo chíTrung Quốc cho biết tàu lặn Giao Long đã xuống được độ sâu 5.000 mét. Mụctiêu của giới chuyên gia Trung Quốc là tàu Giao Long có thể lặn ở độ sâu7.000 mét.

Hiện nay, tàu lặn Giao Longđang hoạt động tại vùng đáy biển quốc tế, nằm giữa Hawaii và Mỹ, nơi màTrung Quốc đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ năm 2001.

Cho dù Bắc Kinh tuyên bố làtàu ngầm này được thiết kế cho hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm góp phầnthăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhưng theo các chuyên gia quânsự nước ngoài thì loại tàu này có thể được dùng vào việc can thiệp hoặc cắtcáp truyền thông dưới đáy biển, truy tìm vũ khí của nước ngoài hoặc sửachữa, cứu hộ tàu ngầm.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.