Biển Đông và nước cờ chiến lược của các bên

Một: Trung Quốc muốn gì ở Biển Đông? “Sinh sự để sự sinh”, tạo đột phá nhằm triển khai chiến lược mới khai thác dầu khí biển sâu ở khu vực nam Biển Đông – Trường Sa.

Biển Đông trở nêncăng thẳng trong thời gian qua vì những va chạm giữa các nước liên quan tớitranh chấp chủ quyền ở vùng biển này. Mỗi bên lúc này đều có nước cờ chiến lượcriêng.

Một: Trung Quốc muốn gì ở Biển Đông?“Sinh sự để sự sinh”, tạo đột phá nhằm triển khai chiến lược mới khai thác dầukhí biển sâu ở khu vực nam Biển Đông – Trường Sa.

Vừa ép các nước,Trung Quốc vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán thương lượng để “cùng khai thác”, thựcchất là để Trung Quốc khai thác phần chính do chủ động về công nghệ, lẫn tiềmlực tài chính. Ngày 21/6, Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải trả lời phỏngvấn Tân Hoa xã và đài Phượng hoàng liên quan đến cuộc tham vấnlần thứ nhất Trung – Mỹ về các công việc khu vực châu Á – Thái Bình Dương tổchức hôm nay tại Hawaii, nói rằng: "Trung Quốc vẫn kiên trì không thay đổi nhữngchủ trương trước đây, hy vọng các nước khác cũng sẽ giống Trung Quốc có thái độkiềm chế, trách nhiệm và mang tính xây dựng".

Nếu các nước đềucó thái độ giống Trung Quốc thì các vấn đề này sẽ dễ dàng giải quyết. Trung Quốckhông mong muốn những tranh chấp thế này giữa các nước với nhau ảnh hưởng đến sựổn định của cả khu vực hoặc ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ song phương giữa cácnước liên quan. Sau những vụ “lên gân lên cốt” hiện nay, nội dung thương lượngvà thỏa hiệp sẽ lộ diện rõ ràng hơn.

Hai, để triển khai chiến lược mới tại Biển Đông,Trung Quốc thực hiện “ba mũi giáp công”. Trướchết hòa hoãn với Mỹ nhằm “trung lập hóa” Mỹ trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Mỹcó thể đứng trung lập đến mức nào, vẫn là câu hỏi khó lường đối với Trung Quốc.Trước mắt, Mỹ có thể để Trung Quốc xoay xở đàm phán thương lượng, nhưng việc Mỹđưa siêu hàng không mẫu hạm và đưa các tàu khu trục vào tập trận ở Biển Đông chothấy Mỹ vẫn muốn cầm trịch cuộc chơi ở vùng biển này để xung đột không vượt khỏitầm kiểm soát. Nếu có hòa hoãn thì cũng là một cuộc giải lao ngắn.

Thứ hai, dùngngoại giao tiền bạc và các lợi ích kinh tế khác để ràng buộc các nước, tập hợplực lượng ở Đông Nam Á; dùng “hợp tung” phá “liên hoành” của ASEAN trong vấn đềBiển Đông. Bó đũa ASEAN xem ra đang bị bẻ gãy từng chiếc. Thứ ba, tăng cườngchính sách thực lực và ngoại giao pháo hạm tại Biển Đông, trước hết là để khuấtphục Việt Nam và Philippines. Dùng quân sự hỗ trợ đàm phán trên thế mạnh, nhưngkhông loại trừ khả năng tạo ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để gây chiến bất chấp dưluận, đặt mọi việc trước sự đã rồi, độc chiếm Biển Đông.

Ba, Trung Quốc có thể đi xa đến đâu?Trung Quốc tuy lắm tiền nhiều súng nhưng không có chính nghĩa. Phóng viên Thời báo hoàn cầu khi đưa tin về hội nghị quốc tế về Biển Đông tổ chức mớiđây tại Singapore, ngay trước khi tàu tuần tra Trung Quốc thăm cảng nước này,cho hay hầu như tất cả các học giả đều phát biểu phê phán Trung Quốc, rất ítngười nói thay cho Trung Quốc. Một học giả Trung Quốc nói rằng “mặc dù sức mạnhcủa Trung Quốc tăng nhanh, nhưng tiếng nói trong cộng đồng quốc tế rất yếu,trong vấn đề Biển Đông cũng như vậy”.

Mặt khác, TrungQuốc phải giải quyết khá nhiều vấn đề trong nước. Arthur Herman, một tác giả têntuổi ở Mỹ, nhận định giá dầu tăng cao và lạm phát đang xóa đi nhiều thành tựukinh tế của Trung Quốc; bạo lực gia tăng thành hàng chục vạn vụ hàng năm, thậmchí cả các vụ nổ bom chống lại chính quyền. Ông này nhận xét rằng nhìn vào cácviệc làm, “Trung Quốc trông không giống một siêu cường đang lên mà giống như mộtkẻ bắt nạt mất kiểm soát”.

Dù thế nào, TrungQuốc chắc cũng không muốn phá vỡ cục diện vốn đang có lợi cho họ ở Đông Nam Á.Một cuộc chiến tranh tại Biển Đông do Trung Quốc phát động tất yếu sẽ đẩy một sốquốc gia đang giữ vị thế trung lập đầy khó khăn trong quan hệ giữa các nước lớnvào một liên minh mới với Mỹ.

Bốn, nước Việt ta xưa nay giữ được bờ cõi khôngnhững cần ý chí nghị lực mà phải có mưu lược.Trong nước, tiếp tục biểu dương sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy sản xuất ra hànghóa có sức cạnh tranh. Trên biển, ta phải nhanh chóng thích nghi ứng phó vớiloại xung đột cường độ thấp và “phi truyền thống” mà các lực lượng vũ trang vàbán vũ trang Trung Quốc tiến hành.

Biển Đông và nước cờ chiến lược của các bên
Tàu Viking 2 do PetroVietnam thuê bị các tàu của Trung Quốc cản trở hoạt động hôm 9/6. Ảnh: PetroVietnam.

Năm, hy vọng không phải là chiến lược.Cần dựa vào sức mình là chính, kết hợp mọi hình thức đàm phán songphương và đa phương, trong khi tăng cường củng cố thực lực của mình, đẩymạnh tập hợp lực lượng quốc tế, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minhcoi trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn. Lại phải thấmnhuần tư tưởng cốt lõi của ngoại giao Đại Việt trong quan hệ với TrungQuốc đúc kết qua hàng ngàn năm bang giao, nằm trong hai chữ “hòa hiếu”.

Nhiều người TrungQuốc hiện nay chưa hiểu bản chất tình hình Biển Đông. Ta cần tận dụng các lợithế của thời đại kỹ thuật số, gửi đến nhân dân Trung Quốc các thông tin xácthực, lý lẽ phải trái và bức thông điệp rõ ràng: Việt Nam không thách thức TrungQuốc trên Biển Đông; Việt Nam chỉ bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình trong vùnglãnh hải mà mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được công pháp quốc tế, công lý vàđạo lý thừa nhận.


Theo SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.