“Chú Sam” đã biết lắng nghe

Năm qua, hòa dịu, tăng đối thoại giảm đối đầu đã trởthành xu thế chủ đạo trên trường quốc tế. Điều đó một phần là nhờ vào nhữngchuyển biến tích cực trong chính sách đối ngoại cũng như cách cư xử của Mỹ cường quốc số 1 thế giới.

Năm qua, hòa dịu, tăng đốithoại giảm đối đầu đã trở thành xu thế chủ đạo trên trường quốc tế. Điều đó mộtphần là nhờ vào những chuyển biến tích cực trong chính sách đối ngoại cũng nhưcách cư xử của Mỹ - cường quốc số 1 thế giới.

Nếu như những năm trước đây, Mỹluôn thể hiện thái độ của một nước giữ vai trò độc tôn, bá chủ thế giới, sẵnsàng đe dọa hay mạnh tay trừng phạt các nước bé hơn thì năm 2009, nước này đã cóthái độ khác hẳn. Sự thay đổi này được bắt đầu từ khi ông Barack Obama lên cầmquyền hồi tháng 1 năm 2009.

Ngay khi lên cầm quyền, tân Tổngthống Obama đã điều chỉnh một loạt chính sách theo hướng ôn hòa, sẵn sàng bắttay, đối thoại với những kẻ thù của Mỹ - trái ngược hoàn toàn với chính sách,quan điểm của chính quyền tiền nhiệm.

Trước hết, ông Obama đã có độngthái làm lành với thế giới Hồi giáo. Đây là một điều mà trước đây chưa ai từngtưởng tượng. Có thể nói, một trong những sự kiện quan trọng và được dư luận chúý nhiều nhất trong năm 2009 của Tổng thống Obama là việc ông có bài phát biểulàm lành với với thế giới Hồi giáo tại trường Đại học Cairo. Đây được coi là mộttrong những bài phát biểu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

Qua bài phát biểu về mối quan hệgiữa Mỹ và thế giới Hồi giáo, Tổng thống Obama đã bày tỏ hy vọng sẽ phá vỡ đượcsự thù địch trong những năm gần đây của các nước Hồi giáo đối với Mỹ. Đồng thời,ông Obama cũng hy vọng bài phát biểu của mình sẽ giúp không chỉ cô lập các phầntử cực đoan của al-Qaeda và Taliban mà còn lấy lại lại sự cảm thông mà Mỹ cóđược sau sự kiện ngày 11/9 nhưng đã bị mất trong cuộc chiến ở Iraq.

Bài phát biểu của Tổng thốngObama đã nói đến cam kết của Mỹ đối với thế giới Hồi giáo. Theo đó, Mỹ sẽ can dựvào thế giới Hồi giáo dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau. Tổngthống Obama còn tuyên bố: “Mỹ đã, đang và sẽ không bao giờ gây chiến tranh vớithế giới Hồi giáo".

“Chú Sam” đã biết lắng nghe

Một gia đình Hồi giáo đang chăm chú theo dõi bài phát biểu làm lành với thế giới Hồi giáo của Tổng thống Obama

Mặc dù bài phát biểu kéo dài 55 phút của Tổngthống Obama chưa thể ngay lập tức đem lại thayđổi gì lớn lao nhưng ít nhất thái độ mềm mỏng,hòa dịu của Mỹ cũng đã làm dịu đi tình hình căngthẳng trong mối quan hệ của Mỹ với các nước Hồigiáo.

Sự thay đổi từ thế đối đầu, hiếuchiến sang thái độ hòa dịu, mềm mỏng của Mỹ còn được thể hiện qua việc nước nàytìm kiếm một sự khởi đầu mới trong quan hệ với Nga. Quan hệ giữa hai cường quốchàng đầu thế giới Nga-Mỹ dưới thời chính quyền Bush đã rơi xuống mức thấp nhấtkể từ sau Chiến tranh Lạnh vì một loạt nguyên nhân như kế hoạch lá chắn tên lửacủa Mỹ ở Đông Âu, việc NATO mở rộng sang hướng Đông hay như việc Mỹ ủng hộGruzia...

Tuy nhiên, sau khi ông Obama lênnắm quyền, chính quyền Mỹ bắt đầu có một loạt động thái điều chỉnh quan hệ vớiNga. Một trong những động thái gây bất ngờ nhất đối với thế giới là việc Mỹtuyên bố từ bỏ kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa ở Đông Âu - một kế hoạch màtrước đó chính quyền Bush kiên quyết giữ bằng được bất chấp sự phản đối kịchliệt của Nga.

Moscow coi kế hoạch đó là mối đedọa đối với an ninh nước Nga. Rõ ràng việc Mỹ sẵn sàng nhượng bộ để rút đi “cáirằm” gây khó chịu nhất trong quan hệ Nga-Mỹ đã thể hiện một sự thay đổi lớn vềthái độ cũng như chính sách của nước Mỹ với các nước khác dưới thời Tổng thốngObama.

Một trong những biểu hiện kháccho thấy sự chuyển biến tích cực trong chính sách đối ngoại của Mỹ chính làtuyên bố hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân của Tổng thống Obama.

Cụ thể là trong năm qua, chính quyền của Tổng thống Obama đã không ngừng nỗ lựccùng với Nga tìm kiếm một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới thay thế choHiệp ước Cắt giảm Vũ khí chiến lược (START-1) đã hết hạn tháng 12 vừa rồi. Đã cóhàng loạt các cuộc đàm phán căng thẳng diễn ra giữa các quan chức Nga, Mỹ.

Tuy nhiên, với mong muốn sớm kýkết được một hiệp ước như thế, cả Nga và Mỹ đều đã từng bước loại bỏ được nhữngchướng ngại vật trên con đường tiến tới một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhânmới. Theo tuyên bố của lãnh đạo hai nước, trong đầu năm nay, Nga và Mỹ sẽ ký kếtđược một hiệp ước cắt giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân của mỗi bên. Hiện Nga vàMỹ là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.

Ngoài việc tìm kiếm một hiệp ướccắt giảm vũ khí hạt nhân lớn với Nga, chính quyền của Tổng thống Obama còn nỗlực giải quyết vấn đề hạt nhân Iran và CHDCND Triều Tiên theo một cách tiếp cậnmới, tăng cường đối thoại, giảm đối đầu. Với chính sách ngoại giao thực dụng,Tổng thống Obama tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Iran và Triều Tiên nhằm đi đếnmục đích cuối cùng là giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng hạt nhân kéo dài đãlâu liên quan đến hai nước này.

Về hai cuộc chiến mà Mỹ đang sa lầy ở Iraq,Afghanistan, Tổng thống Obama đã tuyên bố sẽkhông ở lại hai chiến trường này lâu dài. Điềunày đã được thể hiện qua việc chính quyền Mỹ đãcông bố kế hoạch rút lui khỏi chiến trường Iraqvà mục tiêu hướng tới việc rút quân ởAfghanistan. Thậm chí, ông Obama còn khẳng địnhsẵn sàng đối thoại với Taliban - một động tháisẽ không bao giờ có thể có dưới thời chính quyềncủa Tổng thống Bush.

Với một loạt những điều chỉnhchính sách nói trên, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã tỏ ra biếtlắng nghe hơn thay vì chỉ biết chỉ đạo, đưa ra yêu cầu.

Tuy nhiên, vì thời gian nhữngchính sách này được thực thi chưa đủ dài nên kết quả chưa được thể hiện rõ néttrên thực tế. Hy vọng trong năm 2010, thế giới sẽ được chứng kiến những kết quảtừ chính sách đối ngoại mềm mỏng hơn, hòa dịu hơn của nước Mỹ. Và hy vọng Mỹ sẽtiếp tục duy trì, phát huy hơn nữa chính sách đối ngoại hòa dịu, tăng cường đốithoại, giảm đối đầu trong quan hệ với các nước khác.

Theo Hải Yến
“Chú Sam” đã biết lắng nghe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.