Chủ tịch Kim qua đời, duyên phận Trung – Triều ‘đứt gánh"?

Sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jongil, Trung Quốc sẽ không để giai đoạn “thử lửa” trong quan hệ với Triều Tiên kéo dài. Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh nỗ lực để duy trì “sợi tơ duyên” với Bình Nhưỡng.

Sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jong-il, TrungQuốc sẽ không để giai đoạn “thử lửa” trong quan hệ với Triều Tiên kéo dài.Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh nỗ lực để duy trì “sợi tơ duyên” với BìnhNhưỡng.

Đau buồn

Ngay sau khi các nguồntin chính thức của Triều Tiên thông báo về cái chết của Chủ tịch Kim,chính quyền Trung Quốc lập tức gửi điện chia buồn.

Xinhua dẫn tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TrungQuốc Mã Triều Húc có đoạn: “Chúng tôi hết sức bàng hoàng trước tin Tổngthư ký đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Tổng Tưlệnh quân đội nhân dân Triều Tiên và là Chủ tịch Triều Tiên – đồng chíKim Jong-il từ trần. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đicủa Chủ tịch Kim”.

Ông Mã Triều Húc cũng cangợi Chủ tịch Kim Jong-il là "nhà lãnh đạo vĩ đại", người đã có nhữngđóng góp quan trọng cho quan hệ Trung - Triều.

Tuyên bố còn nhấn mạnh:“Chúng tôi tin chắc rằng nhân dân Triều Tiên có thể biến đau thươngthành sức mạnh và đoàn kết. Trung Quốc và Triều Tiên sẽ cùng nhau cốgắng tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực hơn nữa để củng cố và pháttriển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai đảng, Chính phủ và nhân dânhai nước”.

Sau đó, Bộ trưởng Ngoạigiao Trung Quốc Dương Khiết Trì gặp gỡ đại diện lâm thời của Triều TiênPak Myong-ho ở Bắc Kinh để chuyển thông điệp chia buồn tới Bình Nhưỡng.

Tiếp đến, ngày 21/12, Chủtịch nước kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đích thânđến Đại sứ quán Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tại Bắc Kinh để bàytỏ sự chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jong-il.

Theo chân Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhiều người Trung Quốc cũng cầm hoa tậptrung trước Đại sứ quán Triều Tiên bày tỏ sự thương tiếc đối với nhàlãnh đạo Kim Jong-il.

Trong khi đó, tất cả báochí nhà nước Trung Quốc đồng loạt đưa tin lãnh đạo Triều Tiên từ trần.Tờ China Daily đăng ảnh ông Kim Jong-il trên trang đầu với hàngtựa: “Một người bạn đã ra đi”.

Tờ People’s Daily,cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc thì đưa tin lãnh đạo KimJong-il với giọng văn tiếc thương vô hạn.

Ngoài ra, cái chết củaChủ tịch Kim cũng là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các blog vàtrang web thông tin.

Chủ tịch Kim qua đời, duyên phận Trung – Triều ‘đứt gánh"?
Chủ tịch Trung Quốc đến viếng nhà lãnh đạo Kim Jong-il tại Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh. Ảnh: euronews.

… và lo lắng

Sở dĩ Trung Quốc nhiệtthành bày tỏ nỗi xúc động trước cái chết của Chủ tịch là bởi giữa hainước có mối “thâm tình”. Trong chiến tranh liên Triều 1950-1953, TrungQuốc giúp Triều Tiên chống liên minh Mỹ – Hàn, hai nước vẫn còn hiệp ướcbảo vệ song phương.

Bắc Kinh chính là nhàcung cấp viện trợ lương thực, nhiên liệu cũng như vũ khí quân sự lớnnhất của Bình Nhưỡng, đồng thời là đối tác thương mại số 1 của TriềuTiên.

Không chỉ trợ giúp BìnhNhưỡng trong phạm vi nội bộ giữa hai nước, Bắc Kinh còn ra mặt bênh vựcngười láng giềng trên trường quốc tế. Với vai trò chủ trì vòng đàm phán6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc khéo léo đưaMỹ và một số nước “vào tròng” nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho Triều Tiênhưởng lợi.

Hơn nữa, dù những tháchthức hạt nhân của Bình Nhưỡng, đặc biệt là vụ thử hạt nhân năm 2006 và2009, đôi khi khiến Bắc Kinh “nóng mặt” nhưng giới chức Trung Quốc vẫnmột mực kêu gọi giải pháp hòa bình và rất hiếm khi công khai lên ánTriều Tiên.

Tuy nhiên, chính vì tìnhhữu hảo đặc biệt này mà ngoài niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi củaChủ tịch Kim, Trung Quốc còn canh cánh nỗi lo bên mình.

Theo ông StephanieKleine-Ahlbrandt, Giám đốc dự án nghiên cứu Đông Bắc Á tại Tổ chứcnghiên cứu khủng hoảng quốc tế, sự hồi phục sức khỏe nhanh chóng của Chủtịch Kim sau cơn đột biến hồi năm 2008 khiến Bắc Kinh tin tưởng rằng,ông Kim Jong-il sẽ còn dẫn dắt đất nước Triều Tiên trong thời gian dài,ít nhất là khoảng 7-10 năm.

Tuy nhiên, mọi chuyệnkhông diễn ra như tiên liệu của Bắc Kinh. “Cái chết của ông Kim Jong-ilthực sự gây sốc với giới chức Trung Quốc bởi nó diễn ra nhanh hơn nhiềuso với họ dự tính. Giờ đây Bắc Kinh đứng trước nhiều thách thức lớntrong quan hệ với Bình Nhưỡng”, ông Stephanie Kleine-Ahlbrandt nhấnmạnh.

Biến cố lớn ở Triều Tiêndiễn ra trong bối cảnh hết sức nhạy cảm, khi Trung Quốc chuẩn bị có sựthay đổi lớn trong bộ máy lãnh đạo. “Trong lúc này, Bắc Kinh không muốncó bất cứ sự cố nào ở trong khu vực, đặc biệt là láng giềng Bình Nhưỡngkhiến Trung Quốc phải xao nhãng công việc chuẩn bị cho tiến trình chuyểngiao quyền lực”, chuyên gia Kleine-Ahlbrandt bình luận.

Bên cạnh đó, trước mối locủa phương Tây về những diễn tiến tiêu cực trong bộ máy chính quyềnTriều Tiên, Trung Quốc cũng không khỏi băn khoăn.

“Không ai có thể chắcchắn rằng Triều Tiên sẽ rơi vào bất ổn, song cũng không ai có thể phớtlờ mối nguy từ khả năng này”, ông Zhu Feng, học giả tại ĐH Bắc Kinh chohay.

Theo ông Zhu Feng, nhữnghậu quả mà tình trạng căng thẳng tại Triều Tiên có thể mang lại choTrung Quốc là hết sức nghiêm trọng. Một trong những hệ lụy chính là sự“xâm lấn” của những người nhập cư Triều Tiên dọc sông Yalu vào lãnh thổTrung Quốc, gây ra tình trạng hỗn loạn và đe dọa trực tiếp đến an ninhvà kinh tế Trung Quốc.

Hơn nữa, nếu kịch bản bấtổn diễn ra trong thời điểm này, khi Mỹ dồn trọng tâm sang châu Á và coikhu vực này là ưu tiên chiến lược mới, thì Trung Quốc sẽ thiệt đơn thiệtkép.

Khi đó, để duy trì tầmảnh hưởng của mình trước thách thức từ Washington, Bắc Kinh không còncách nào khác ngoài giải pháp can thiệp quân sự. Nếu vậy thì cơ hội choTrung Quốc không thực sự lớn bởi nhiều thế kỷ nay, quân đội Bắc Kinhchưa từng can dự tại một quốc gia nào.

Ngoài ra, hành động nàycòn có thể kéo lính Mỹ đến sát biên giới Trung Quốc, dẫn đến cuộc đốiđầu giữa Bắc Kinh và Washington trên bán đảo Triều Tiên như cách đây gần50 năm.

Nếu vậy, Trung Quốc còngặp nguy hiểm hơn bởi bản thân Trung Quốc cũng đang căng thẳng với mộtsố nước trong khu vực vì tranh chấp chủ quyền. Nếu chiến tranh xảy rathì Bắc Kinh sẽ phải đối đầu với không chỉ mình Washington.

Chưa biết kết quả thắngthua ra sao nhưng chắc chắn một điều rằng, trong thời gian Trung Quốcmải mê giao tranh đó thì Hàn Quốc đã kịp nhảy vào Triều Tiên. Đó là kịchbản mà lâu nay Bắc Kinh luôn tránh để xảy ra bởi nó đe dọa lợi ích cốtlõi của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phải nỗ lựckhông mệt mỏi suốt vài thập kỷ để có được mối quan hệ bền chặt với BìnhNhưỡng như ngày nay. Nếu để quốc gia khác “hớt tay trên”, mọi nỗ lựcngoại giao của Trung Quốc lâu nay coi như thất bại và phí hoài.

Cam kết chungthủy

Với quá nhiều lý do để lolắng như vậy nên mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc lúc này là giữ ổnđịnh cho Triều Tiên. “Một Bình Nhưỡng ổn định là kịch bản phù hợp nhấtcho lợi ích của Bắc Kinh. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc lúcnày là tạo mọi điều kiện để chính quyền mới của Triều Tiên có được sựvững chắc nhất định”, Sarah McDowall, nhà phân tích tại IHS Jane"s đánhgiá.

Chia sẻ quan điểm trên,Mike Chinoy, tác giả của cuốn ‘Chuyện chưa biết về cuộc khủng hoảng hạtnhân Triều Tiên’ nhấn mạnh: “Mối quan tâm lớn nhất của Trung Quốc saukhi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời là sự ổn định ở Triều Tiên. Bắc Kinh sẽlàm tất cả những gì có thể để duy trì sự ổn định ở Bình Nhưỡng sau sựkiện chấn động này”.

Nhiều chuyên gia nhậnđịnh, nỗ lực ổn định Triều Tiên của Trung Quốc vào thời điểm này đóngvai trò hết sức quan trọng.

“Hiện tại Bình Nhưỡng cầnsự trợ giúp của Bắc Kinh hơn lúc nào hết, đặc biệt là sự ủng hộ đối vớinhà lãnh đạo tương lai Kim Jong-un để Triều Tiên có một cuộc chuyển giaoquyền lực suôn sẻ. Do đó, trách nhiệm của Trung Quốc hiện giờ rất lớn.Bắc Kinh đã, đang và sẽ là móc xích quan trọng giữa giới lãnh đạo BìnhNhưỡng và thế giới”, ông John Delury, Phó giáo sư tại ĐH Yonsei nhấnmạnh.

Quả thực, vai trò củaTrung Quốc trong cuộc chuyển giao quyền lực tại Triều Tiên đã được Chủtịch Kim Jong-il đánh giá cao ngay từ khi ông còn sống. Để tạo được điểmtựa vững chắc cho người kế nhiệm, trong vòng 18 tháng trước khi qua đời,Chủ tịch Kim đến Bắc Kinh để gặp gỡ giới lãnh đạo Trung Quốc đến bốn lầndù sức khỏe không thực sự tốt.

Và dường như để thực hiệndi nguyện của Chủ tịch Kim, cũng là để bảo toàn lợi ích cho mình, nhữngngày gần đây, Trung Quốc sốt sắng thể hiện sự ủng hộ đối với ông KimJong-un bẳng cả lời nói và hành động.

Ngày 20/12, một ngày saukhi Triều Tiên thông báo về cái chết của Chủ tịch Kim, Trung Quốc ratuyên bố hoan nghênh ông Kim Jong-un, người kế nhiệm tương lai của nhàlãnh đạo Kim Jong-il tới thăm Trung Quốc.

"Trung Quốc và Triều Tiênluôn duy trì các chuyến thăm cấp cao và chúng tôi chào đón nhà lãnh đạotương lai Triều Tiên tới thăm Trung Quốc khi thuận tiện cho cả hai bên”,Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho hay.

Ông Lưu cũng khẳng định,Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ hợp tác với Triều Tiên để đảm bảo “hòabình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên".

Đồng thời, Bắc Kinh kêugọi nhân dân Triều Tiên đoàn kết, ủng hộ ông Kim Jong-un và biến “nỗiđau thành sức mạnh”. “Chúng tôi tin rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục đẩy mạnhsự nghiệp xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảngLao động Triều Tiên và đồng chí Kim Jong-un”, Bộ trưởng Ngoại giao TrungQuốc Dương Khiết Trì khẳng định.

Trong khi đó, Trung Quốccũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao liên quan đến vấn đề Triều Tiên.Người phát ngôn Lưu cho hay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã trao đổivới Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và ông Kim Sung-hwan, Ngoại trưởngHàn Quốc.

“Trong cuộc trao đổi, Bộtrưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh rằng, việc duy trì hòa bình và ổn địnhtrên bán đảo Triều Tiên là mối quan tâm chung của tất cả các bên”, ôngLưu cho biết.

Theo ông Lưu, quan điểmnày cũng được ông Dương khẳng định trong cuộc điện đàm với người đồngcấp Nhật Bản Koichiro Gemba và Ngoại trưởng Nga Lavrov.

Ngoài ra, Bloomberg dẫnnhận định của giới chuyên gia cho biết, nhiều dấu hiệu cho thấy TrungQuốc có thể tăng cường viện trợ kinh tế cho Triều Tiên trong thời gianngắn sắp tới.

Như vậy, bằng những lờinói và hành động sốt sắng, Bắc Kinh đã đưa ra câu trả lời rõ ràng vớithế giới về quan điểm của mình trong quan hệ với Bình Nhưỡng thời hậuKim Jong-il. Và đúng như chuyên gia Cai Jian tại ĐH Fudan ở Thượng Hảinhận định: “Bởi những ràng buộc mang tính chiến lược nên dù có xảy rabiến cố gì tại Triều Tiên thì Trung Quốc cũng không bao giờ bỏ mặc lánggiềng. Không gì có thể chia lìa mối lương duyên này”.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.