Có hay không “quyền lực mềm” ở Trung Quốc?

Những ngày qua (1518.10), hơn 300 nhà lãnh đạo quyền lực nhất đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cuộc họp tại Bắc Kinh để thảo luận về cách thức thúc đẩy “quyền lực mềm từ văn hóa” của quốc gia.

 Những ngàyqua (15-18.10), hơn 300 nhà lãnh đạo quyền lực nhất đảng Cộng sản Trung Quốc đãcó cuộc họp tại Bắc Kinh để thảo luận về cách thức thúc đẩy “quyền lực mềm từvăn hóa” của quốc gia, như một sự thừa nhận rằng nền kinh tế chính trị TrungQuốc đang thiếu hụt thứ quyền lực vô hình này, bất chấp họ đang là người nắm giữvai trò lớn nhất trong nền kinh tế thế giới.

Đây là lần đầu tiênvấn đề “quyền lực mềm” trở thành chủ đề của cuộc họp thường niên đảng Cộng sảnTrung Quốc. Cách đây 20 năm, thuật ngữ “quyền lực mềm” đã gây được chú ý khi họcgiả người Mỹ Joseph Nye xếp vào danh sách thành tố tạo nên sức mạnh quốc gia.Ông Nye tranh luận rằng một đất nước với quyền lực mềm có thể thu phục đượcngười khác mà không cần dùng đến vũ lực hoặc tiền bạc. Khái niệm này chỉ chínhthức xuất hiện ở Trung Quốc sau năm 2007, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sử dụng trongmột bài phát biểu của mình.

Có hay không “quyền lực mềm” ở Trung Quốc?
Các quan chức Trung Quốc khẳng định sự việc bé Duyệt Duyệt không phải là dấu hiệu cho tình trạng sụp đổ nền đạo đức của cả xã hội.

Tiêu biểu nhất chosự thiếu hụt “đạo đức quyền lực mềm” ấy chính là sự kiện bé Duyệt Duyệt chết vìnhững người qua đường “máu lạnh” làm ngơ trước hành động của người tài xế.

Các phương tiệntruyền thông Trung Quốc đưa tin chuyện cô bé Duyệt Duyệt qua đời vào ngày 21.10,là kết quả của tai nạn tám ngày trước đó ở thành phố Phật Sơn, đánh thức dư luậncả nước. Đối với nhiều nhà bình luận nước này, sự kiện cho thấy sự nhẫn tâm đanglan rộng trong xã hội Trung Hoa, được nuôi dưỡng bởi lối nghĩ theo đuổi vật chấtphi luân lý.

Vụ việc đã châmngòi cho một cuộc “tổng tìm kiếm nhân tâm” rộng rãi trong toàn xã hội TrungQuốc, với sự giúp sức của cơ quan truyền thông nhà nước. Tờ báo Southern Weekendở nước này đã trích dẫn một trong nhiều những lời nhận xét sau sự kiện gây phẫnnộ trên: “Những ngày qua toàn bộ người Trung Quốc đang tự vấn lại chính mình,rằng đây chỉ là sự thờ ơ bản năng của một số con người… hay là kết quả của lốisống suy đồi đạo đức của toàn xã hội?”. Câu trả lời vẫn còn để ngỏ.

Tạp chí Caixin, trụsở tại Bắc Kinh, trên bài viết của mình thậm chí thẳng thừng đổ lỗi cho nền vănhoá chính trị Trung Quốc, "tại thời điểm mà quyền con người bị đàn áp, sự côngbằng và công lý của người dân bị hạn chế quá mức”.

Làn sóng phẫn nộtrên phương tiện truyền thông bắt đầu ngay cả trước khi uỷ ban Trung ương kếtthúc cuộc họp thường niên. Nghị quyết của uỷ ban Trung ương có thể có ngụ ý rằngTrung Quốc đã bị bỏ lại phía sau trong quá trình nhận biết và phát triển quyềnlực mềm, nhưng các quan chức nước này vẫn khăng khăng khẳng định sự việc béDuyệt Duyệt không phải là dấu hiệu cho tình trạng sụp đổ nền đạo đức của cả xãhội Trung Quốc, mà đó chỉ là trường hợp cá biệt!

Theo SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.