Cuộc sống ở 'thủ đô giết người' của thế giới

San Pedro Sula, thành phố lớn thứ 2 Honduras, vừa được mệnh danh là “thủ đô giết người” với tỷ lệ 169 vụ giết người có chủ ý trên 100.000 dân.

San Pedro Sula, thành phố lớn thứ 2 Honduras, vừa được mệnh danh là “thủ đô giết người” với tỷ lệ 169 vụ giết người có chủ ý trên 100.000 dân.

Trong màn đêm tại thành phố San Pedro Sula, một đội quân đeo mặt nạ âm thầm tiến đến hiện trường vụ đấu súng giữa cảnh sát và những tay súng lạ mặt. Tuy nhiên, những người lính đã đến quá muộn để ngăn vụ việc. Một nhân viên an ninh ngã xuống và bị thương nghiêm trọng, trong khi một kẻ tấn công thiệt mạng và 3 tên khác bị bắn.

“Chẳng cần chào hỏi, chúng rút súng và bắn vào những người lính của chúng tôi”, chỉ huy quân đội Carlos Rolando Discua diễn tả cảnh tượng quá quen thuộc ở thành phố lớn thứ 2 Honduras. Discua đang giám sát một đơn vị quân đội thường đeo mặt nạ để bảo vệ danh tính và tuần tra trên đường phố San Pedro Sula.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp, San Pedro Sula ở phía tây bắc Honduras, lọt vào top 50 thành phố bạo lực nhất thế giới. Báo cáo do Hội đồng Công dân vì an ninh công cộng, công lý và hòa bình Mexico và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc công bố, dựa trên số liệu các vụ giết người có chủ ý trên toàn cầu năm 2012. Tuy nhiên, báo cáo này không bao gồm các thành phố Trung Đông, nơi thường xuyên diễn ra xung đột và khiến nhiều người thiệt mạng.

 Cảnh sát tuần tra ban đêm ở thành phố San Pedro Sula.

Theo báo cáo, thành phố ven biển đầy nắng Acapulco, một nơi nghỉ mát nổi tiếng của Mexico, xếp thứ 2 trong danh sách và theo sau đó là Thủ đô Caracas của Venezuela. New Orleans được xem là thủ đô án mạng của nước Mỹ và xếp thứ 17 trong danh sách.

Theo các chuyên gia chuyên gia an ninh, tình trạng bạo lực tràn lan ở San Pedro Sula là do cuộc chiến chống các băng nhóm buôn bán ma túy của Mexico và chính sách trục xuất người nhập cư có tiền án của Mỹ đang đẩy bọn tội phạm sang Honduras. Trong khi đó, Honduras, giống như đa số các quốc gia Trung Mỹ khác, lại có nguồn lực hạn chế trong việc đấu tranh chống tội phạm.

Tuy nhiên, người dân cho rằng San Pedro Sula không đáng bị gắn mác thủ đô án mạng của thế giới và điều đó đang ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ. Người dân địa phương cho rằng, hiện chỉ có 3 nhà xác ở Honduras và một trong số đó nằm tại San Pedro Sula. Nhiều người bị giết ở những nơi khác và sau đó được đưa đến nhà xác trong thành phố này. Từ đó, số liệu ghi chép lại thống kê những người chết này bị giết ở San Pedro Sula.

Một người dân phát biểu: “Tất cả các vụ tội phạm ở phía bắc Honduras đều bị xem là diễn ra ở đây. Do vậy, những doanh nhân như chúng tôi đang tính toán số liệu một cách chính xác để xác định nguồn gốc nơi nạn nhân bị giết”.

Trong khi đó, Đại học Honduras cho hay chỉ những người bị giết ở San Pedro Sula mới được đưa vào báo cáo và khẳng định trên thực tế, tỷ lệ án mạng còn cao hơn. Các tác giả của báo cáo lập luận: “Việc đưa ra số liệu đó không nhằm bôi nhọ hình ảnh của thành phố, mà để phản ánh sự bất lực của chính quyền trong việc hạn chế và làm giảm tỷ lệ phạm tội. Vấn đề sẽ không thể giải quyết nếu bị giấu diếm”.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.