Đã có 20.000 người Myanmar vượt biên sang Thái Lan

Tin từ các hãng thông tấn AP, AFP ngày9112010 cho hay, tính tới thời điểm này đã có ít nhất 20.000 thườngdân Myanmar, trong đó phần đông là phụ nữ và trẻ em đã di chuyển vượtbiên giới sang lãnh thổ Thái Lan...

Tin từ các hãng thông tấn AP, AFP ngày 9/11/2010 cho hay, tính tới thời điểm này đã có ít nhất 20.000 thường dân Myanmar, trong đó phần đông là phụ nữ và trẻ em đã di chuyển vượt biên giới sang lãnh thổ Thái Lan vì lo sợ các cuộc đụng độ vũ trang tại nước này có thể giết chết các thành viên của gia đình họ.

Các quan chức chính quyền Thái Lan cũng đã xác nhận tính đến thời điểm sáng 9/11 đã có tổng cộng khoảng 2 vạn người Myanmar vượt biên sang nước này xin tỵ nạn vì lo sợ các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ Myanmar và các lực lượng phiến quân tại khu vực phía đông của nước này.

Trước đó, liên tục trong những ngày qua, khi mà chính quyền Myanmar đang tổ chức cuộc tổng tuyển cử lớn nhất, đầu tiên trong vòng 20 năm qua thì cũng là thời điểm thường xảy ra các cuộc giao tranh vũ trang giữa lực lượng của chính quyền và các tổ chức phiến quân, đặc biệt là khu vực phía đông của nước này.

Đã có 20.000 người Myanmar vượt biên sang Thái Lan
Người Myanmar vượt biên sang tỵ nạn tại Thái Lan

Lo ngại những vụ việc này có thể đe dọa đến cuộc sống, hàng chục ngàn thường dân Myanmar đã tìm cách vượt biên sang lãnh thổ Thái Lan xin tị nạn để tạm thời tránh xa các thảm họa khó lường.

Theo những nguồn tin mới nhất, lực lượng quân đội của tổ chức Quân đội Phật giáo Karen Dân chủ (Democratic Karen Buddhist Army - DKBA) đã chiếm giữ 1 trạm cảnh sát và 1 bưu điện từ hôm Chủ nhật tuần trước ở thị trấn biên giới Myawaddy.

Trong khi đó, một số quan chức của chính quyền Thái Lan cho biết rằng, quân đội chính quyền quân quản Myanmar đã giành lại được quyền kiểm soát thị trấn Myawaddy và hiện tượng giao tranh tạm thời đã chấm dứt.

Tuy vậy, những dòng người Myanmar vượt biên giới sang nước láng giềng Thái Lan lánh nạn vẫn không dừng lại kể từ cuối tuần qua.

Theo Bình Nguyên
VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.