Đã "mất" Iran, Libya, Nga quyết "giữ chặt" Syria

Bất chấp sức ép gia tăng từ phía Mỹ và đồng minh, Nga vẫn “đi ngược xu thế” khi lớn tiếng bênh vực chế độ của nhà lãnh đạo Assad bởi Moscow không muốn đánh mất lợi ích chiến lược của mình.

Bất chấp sức ép giatăng từ phía Mỹ và đồng minh, Nga vẫn “đi ngược xu thế” khi lớn tiếng bênhvực chế độ của nhà lãnh đạo Assad bởi Moscow không muốn đánh mất lợi íchchiến lược của mình.

Kinh tế ràng buộc

Nga có lợi ích kinh tếchiến lược trong mối quan hệ với chính quyền Syria đương nhiệm. Tờ Moscow Times mới đây cho hay, các khoản đầu tư của Nga vào Syrianăm 2009 ước đạt 19,4 tỷ USD, chủ yếu trong các lĩnh vực phát triển cơsở hạ tầng, năng lượng, du lịch và đặc biệt là vũ khí.

Theo tờ báo này, Syria lànhà nhập khẩu vũ khí lớn của Nga trong thời chiến tranh Lạnh. Sau mộtthời gian gián đoạn hồi những năm 1990, các hợp đồng vũ khí giữa Nga vàSyria được khôi phục vào năm 2005.

Từ đó đến nay, nhữngthương vụ xuất khẩu vũ khí cho Syria mang về cho Nga lợi nhuận bốn tỷUSD, trong đó chỉ tính riêng năm 2010 là 1,1 tỷ USD.

Hiện tại quân đội Syria được trang bị 90% vũ khí do Liên Xô và Nga sảnxuất, trong đó nổi bật là các máy bay chiến đấu MiG 29, máy bay huấnluyện Yak-130, hệ thống phòng không Pantsir và Buk cũng như các tên lửachống hạm P-800 Yakhont. Syria còn có ý muốn mua của Nga các tên lửa đạnđạo Iskandar và hệ thống phòng thủ tên lửa S-300.

Chỉ trong vòng một nămqua, Nga mất hai nhà nhập khẩu vũ khí là Iran (mất 13 tỷ USD, do lệnhcủa Liên Hiệp Quốc cấm bán vũ khí cho Iran) và Libya (mất khoảng 4,5tỷ). Giờ đây Nga hy vọng vớt lại 50% lợi nhuận đã mất từ Iran bằng cáchbán vũ khí cho Syria. 

Bên cạnh quân sự, các công ty dầu và khí đốt và các doanh nghiệp kháccủa Nga cũng rất quan tâm tới thị trường Syria.

Vì vậy, YevgenySatanovsky, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Đông tại Moscow nhận định:“Trong bối cảnh mục tiêu phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu nhưhiện nay, lãnh đạo Nga không thể nào hùa theo phương Tây lật đổ chế độAssad bởi làm vậy không khác nào Moscow tự chặn đứng nguồn thu nhập quýgiá từ vũ khí của mình. Ngoài ra, Syria gặp họa thì các khoản đầu tư củaNga tại quốc gia này cũng sẽ dễ dàng bốc hơi”.

Lợi ích chính trị

Tuy nhiên, lợi ích kinhtế không phải động lực chính khiến Nga “đi ngược xu thế” trong vấn đềSyria. Bằng cách bảo vệ Syria, giới chức Nga đang muốn chứng tỏ cho cộngđồng quốc tế thấy sự “ngoại phạm” của mình trong cuộc “càn quét” củaphương Tây dưới vỏ bọc cuộc cách mạng Mùa xuân Arab.

“Dư luận quốc tế chorằng, phương Tây đang truyền bá hệ tư tưởng dân chủ của mình qua conđường bạo lực tại Trung Đông và đặc biệt là tại quốc gia Bắc Phi Libyavừa qua. Nga không muốn bị vơ vào nhóm này nên ra sức lên tiếng bênh vựcSyria”, ông Yevgeny Satanovsky nhận định.

Hơn nữa, Nga cũng đã tínhtoán rất kỹ trước khi đưa ra quyết tâm bảo vệ nhà lãnh đạo Assad. Theogiới chức Nga, sự ủng hộ chế độ Assad sẽ không khiến nước này phải “mấtmặt” như trong vấn đề Libya.

Đã "mất" Iran, Libya, Nga quyết "giữ chặt" Syria
Nga quyết sát cánh với ông Assad (trái).

“Quan điểm ủng hộ chínhquyền Assad xuất phát từ những tính toán cho rằng, phe đối lập tại Syriakhông thể nào lật ngược tình thế, do đó, nước cờ của Nga lần này chắcchắn thắng lợi”, ông Georgi Mirsky, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Kinhtế và quan hệ quốc tế tại Moscow khẳng định.

Chuyên gia này lý giải,quân đội Chính phủ Syria có sức mạnh hơn nhiều so với lực lượng biểutình manh mún. Thêm vào đó, lực lượng này cũng sẽ khó có thể nhận đượcsự ủng hộ từ phía NATO như phe đối lập Libya bởi khối quân sự này đangphải “hồi sức” sau cuộc chiến tại Bắc Phi. Hơn nữa, chắc chắn các quốcgia Arab sẽ không bao giờ chấp nhận việc can thiệp quân sự dù là giớihạn vào Syria.

Do đó, Moscow chẳng dạigì phải thay đổi chính sách đối ngoại với ông Assad khi biết rõ, nhàlãnh đạo này sẽ không thể bị lật đổ, hay ít ra là chưa thể bị đánh gụctrong thời điểm hiện tại.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.