Đêm qua, tàu cá Trung Quốc bắt đầu đánh bắt tại Trường Sa

Theo Xinhua, sau một ngày tạm hoãn hoạt động do mưa lớn, đêm qua, đội tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc đã chính thức tiến hành các hoạt động khai thác ở khu vực gần bãi đá Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam

Theo Xinhua, sau một ngày tạm hoãn hoạt động do mưa lớn, đêm qua, đội tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc đã chính thức tiến hành các hoạt động khai thác ở khu vực gần bãi đá Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam

Đội tàu trên đến từ tỉnh Hải Nam ở cực Nam Trung Quốc. Đây là đợt triển khai tàu cá rầm rộ nhất xưa nay của tỉnh này với mục đích tiến hành các hoạt động đánh bắt cá tại khu vực bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Chúng tôi cầu mong bội thu đêm nay”, một ngư dân trên đội tàu nói với Xinhua.

Cũng theo nguồn tin trên, ban đầu đội tàu cá Trung Quốc dự định đánh bắt cá từ tối 15/7 ngay sau khi tới ngư trường Trường Sa của Việt Nam vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, song kế hoạch không thực hiện được vì mưa lớn.

Đội tàu trên, trong đó có một tàu hậu cần 3.000 tấn, dự kiến tiến hành đánh bắt cá từ 5-10 ngày dưới sự hộ tống của tàu tuần tra ngư nghiệp Trung Quốc mang tên Ngư chính-310.


Tàu cá Trung Quốc bắt đầu đánh bắt hải sản ở ngư trường của Việt Nam.

Hoạt động đánh bắt này được tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông với các nước trong khu vực, nhất là Philippines và Việt Nam.

Trước đó, ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhấn mạnh hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
 
"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế," vị đại diện này nói.

Philippines cũng tuyên bố sẽ kiểm tra vị trí của các tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông, nhằm đảm bảo rằng chúng không đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Philippines.

“Nếu các tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, Philippines sẽ phản đối vì chỉ Philippines mới có chủ quyền khai thác, thăm dò và quản lý các nguồn tài nguyên trong khu vực đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez  phát biểu trước báo giới hôm qua.


Bình luận