Hiệp uớc lịch sử Nga- Mỹ cắt giảm 1/3 luợng vũ khí hat nhân

Mỹ và Nga hôm 263 đã hoàn tất hiệp ước mang tính lịch sử về cắt giảm 13 kho vũ khí hạt nhân

Mỹ và Nga hôm 26/3 đã hoàn tất hiệp ướcmang tính lịch sử về cắt giảm vũ khí hạt nhân. Theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khíchiến lược (START) mới, hai cựu kẻ thù thời Chiến tranh Lạnh và cũng là haicường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới đã nhất trí cắt giảm 1/3 kho vũ khí hạtnhân của mỗi bên xuống còn 1.550 đầu đạn hạt nhân.

Sau một cuộc điện đàm với người đồng cấp NgaDmitry Medvedev sáng ngày hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo tạiNhà Trắng rằng hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ đã được hoànthiện sau một năm trời đàm phán hết sức căng thẳng.

Cắt giảm 1/3 kho vũ khí hạt nhân

Hai Tổng thống đã đồng ý sẽ gặp nhau ở Prague, CHCzech, vào ngày 8/4 tới để ký kết Hiệp ước Nga-Mỹ về Các biện pháp cắt giảm vàhạn chế Vũ khí tấn công chiến lược, hay còn gọi là START mới.

Theo hiệp ước trên, số đầu đạn hạt nhân đượctriển khai của hai siêu cường hạt nhân Nga, Mỹ sẽ được cắt giảm xuống còn 1.550đơn vị mỗi bên, tương đương với mức giảm khoảng 30%.

START mới giới hạn số bệ phóng tên lửa đạn đạoxuyên lục địa, tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng mangtheo vũ khí hạt nhân của Nga, Mỹ xuống còn 800 đơn vị mỗi bên. Trong khi đó, sốtên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm và máy bayném bom mang theo vũ khí hạt nhân được hạn chế ở con số 700, Nhà Trắng cho biết.

Hiệp uớc lịch sử Nga- Mỹ cắt giảm 1/3 luợng vũ khí hat nhân

Tổng thống Nga (bên trái) và Tổng thống Mỹ trong một cuộc gặp gỡ.

Điều này có nghĩa là kho vũ khí khổng lồcủa Nga và Mỹ sẽ được cắt giảm đáng kể.

Theo một bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đượccông bố hồi tháng 1 năm ngoái, Mỹ hiện đang sở hữu 5.576 đầu đạn hạt nhân và1.198 thiết bị phóng hạt nhân. Trong khi đó, Nga sở hữu 3.909 đầu đạn hạt nhânvà 814 thiết bị phóng hạt nhân.

Quan trọng hơn, hiệp ước mới đã đưa ra một cơ chếpháp luật để kiểm chứng việc thi hành cắt giảm vũ khí của mỗi bên. Đây là yếu tốkhông có trong các thoả thuận trước đây của hai bên.

START mới sẽ được thực hiện trong vòng 10 năm trừkhi hiệp ước này được thay thế bởi một hiệp ước khác sau nó. Các bên có thể kéodài hiệp ước này thêm một thời gian không quá 5 năm. Trước khi hiệp ước này cóhiệu lực nó phải được Quốc hội hai bên thông qua.

Niềm tin được củng cố

Tại một cuộc họp báo đặc biệt, Tổng thống Obamađã gọi hiệp ước mới là “thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn diện nhất trongvòng gần 2 thập kỷ trở lại đây", Theo ông Obama, hiệp ước này sẽ củng cố lợi íchchung giữa Nga, Mỹ cũng như an ninh và sự thịnh vượng chung của thế giới.

Trong một bài phát biểu trước công chúng ngày5/4/ 2009 ở Prague, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chính quyền của ông cam kếtsẽ xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân và rằng chính phủ Nga, Mỹ đãđồng ý khởi động các cuộc đàm phán nhằm tiến tới một hiệp ước cắt giảm vũ khíhạt nhân đầy tham vọng thay thế cho START -1 hết hạn vào ngày 5/12/2009.

Cả Tổng thống Obama và Tổng thống Medvedev đềucoi tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ là một bước quan trọng đểtăng cường sự tin tưởng chiến lược và “tái điều chỉnh” quan hệ giữa cường quốccũng như để đảm bảo rằng các nước khác sẽ hợp tác với họ để xây dựng một thếgiới phi hạt nhân.

"Với thỏa thuận này, Mỹ và Nga – hai cường quốchạt nhân lớn nhất thế giới – cũng đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôisẽ đi đầu thế giới. Bằng cách duy trì cam kết của chúng tôi đối với Hiệp ướcKhông phổ biến hạt nhân, chúng tôi sẽ củng cố các nỗ lực quốc tế trong việc ngănchặn tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân và để đảm bảo rằng các quốc gia kháccũng có trách nhiệm trong vấn đề này, " Tổng thống Obama phát biểu.

Các chuyên gia nhận định rằng hiệp ước cắt giảmvũ khí mới giữa Nga và Mỹ sẽ mang lại cho chính quyền của Tổng thống Obama “tưcách và lý do” để thúc đẩy các nước khác, đặc biệt là Iran và CHDCND Triều Tiên,giải giáp vũ khí hạt nhân theo khuôn khổ của Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân.

Ông Stephen Sestanovich, một chuyên gia cấp caothuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cho rằng chính quyền Tổng thống Obama muốncó hiệp ước cắt giảm vũ khí mới với Nga để bày tỏ “thiện chí và sự thành thật”của họ tại hai diễn đàn đa phương về hạt nhân sắp tới. Đó là Hội nghị thượngđỉnh An ninh Hạt nhân sẽ diễn ra ở thủ đô Washington vào tháng 4 và Hội nghị Xemxét Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân ở New York vào tháng 5.

Tại một cuộc họp báo với Tổng thống Obama, Ngoạitrưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã tuyên bố START mới đã chứng tỏ cam kết chungcủa Washington và Moscow trong việc đạt được những tiến bộ về giải trừ vũ khíhạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân.

"Một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôilà củng cố cơ chế không phổ biến hạt nhân trên toàn cầu và giữ cho các nguyênliệu hạt nhân không rơi vào tay những kẻ xấu," bà Hillary nhấn mạnh.

Khó khăn vẫn còn

Không chỉ Nga, Mỹ vui mừng với việc họ vừa hoàntất hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân lịch sử sau rất nhiều khó khăn mà nhiềunước trên thế giới như Anh, Mexico... đã lên tiếng hoan nghênh bước đột phá này.Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn trước mắt.

Hiệp ước mới sẽ phải được Quốc hội Nga và Mỹthông qua trước khi nó chính thức có hiệu lực. Tổng thống Obama sẽ phải thuyếtphục được ít nhất 67 Thượng nghị sĩ ủng hộ cho thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạtnhân mới với Nga để nó có thể được thông qua tại Thượng viện gồm 100 thành viên.

Hôm qua, Tổng thống Obama đã kêu gọi Thượng viênMỹ phê chuẩn hiệp ước này ngay sau khi nó được ký kết vào ngày 8/4 tới. "Chínhquyền của tôi sẽ thảo luận với Thượng nghị sĩ thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòavà chúng tôi hy vọng có được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng để hiệp ước STARTmới được thông qua," ông Obama nói.

Ông John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượngviện Mỹ, cho biết trong một tuyên bố ngay sau khi Tổng thống Obama đệ trình bảnhiệp ước lên Thượng viện, Ủy ban của ông “sẽ kêu gọi tất cả các đồng nghiệp gạtsang bên những bất đồng, thành kiến và chia rẽ giữa hai đảng để xem xét và đánhgiá đúng giá trị của bản hiệp ước này."

"Chúng ta không thể lãng phí cơ hội này để táiđiều chỉnh quan hệ với Nga cũng như vai trò của chúng ta với tư cách là nướclãnh đạo thế giới trong tiến trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Đây là mộtcam kết lớn của hai nước trong việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân và là một bướcđi quan trọng để củng cố mối quan hệ Nga-Mỹ. Chúng ta hãy bỏ phiếu ủng hộ hiệpước này," ông Kerry phát biểu.

Tuy nhiên, đồng minh của Tổng thống Obama trongThượng viện chỉ kiểm soát có 59 ghế, trong đó có 57 thành viên thuộc Đảng Dânchủ và hai thành viên độc lập. Điều đó có nghĩa là thái độ của Đảng Cộng hòa vớibản hiệp ước mới sẽ vô cùng quan trọng. Họ sẽ đóng vai trò quyết định trong việcSTART mới có được thông qua hay không. Và những người của Đảng Cộng hòa – nhữngngười có tư tưởng chống đối chính quyền của Tổng thống Obama, chắc chắn sẽ khônglàm cho quá trình phê chuẩn hiệp ước mới được dễ dàng. Đó là nhận định chung củanhiều chuyên gia.

 Theo Kiệt Linh
Hiệp uớc lịch sử Nga- Mỹ cắt giảm 1/3 luợng vũ khí hat nhân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.