Hơn 5.000 lao động Việt Nam còn mắc kẹt lại Libya

Chính phủ đã thành lập 5 đoàn công tác tới 5 quốc gia lân cận Libya để đẩy nhanh tiến độ đưa lao động Việt Nam thoát khỏi vùng chiến sự này. Thân nhân hàng nghìn người chưa về nước đang rất sốt ruột.

Chính phủ đã thành lập 5 đoàncông tác tới 5 quốc gia lân cận Libya để đẩy nhanh tiến độ đưa lao động Việt Namthoát khỏi vùng chiến sự này. Thân nhân hàng nghìn người chưa về nước đang rấtsốt ruột.

Theo thông tin từ Cục quản lý laođộng ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), hiện số lao động Việt Namđã rời khỏi Libya vẫn không thay đổi so với chiều qua, tức khoảng 4.600 người.Như vậy còn khoảng 5.000 lao động Việt Nam đang mắc kẹt Libya.

Trao đổi với PV, chị Võ Thị HàGiang ở xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, bỏ hết việc đồng áng, nhiềungày nay chị hầu như chỉ ôm mỗi chiếc điện thoại, hết gọi cho chồng ở Libya lạigọi cho công ty xuất khẩu lao động để hỏi thông tin và cầu cứu sự giúp đỡ.

Hơn 5.000 lao động Việt Nam còn mắc kẹt lại Libya
Lao động các nước sơ tán khỏi Libya. Ảnh: AFP.

Chồng chị là anh Hà Công Vinh, 44tuổi, mới sang làm việc tại bang Benghazi (Libya) được gần hai tháng, thậm chícòn chưa nhận được lương bởi bên đó 3 tháng mới phát lương một lần. Ngày 18/2,anh Vinh gọi điện thông báo công ty bị đốt phá, phải dừng làm việc, tất cả laođộng tập trung ở trong lán trại. Ngày 24/2, chủ công ty người Trung Quốc thôngbáo lao động gói ghém hành lý để lên tàu về nước.

Anh Vinh cùng với 120 lao độnglàm việc tại công ty này được đưa đến cảng Benghazi. "Con tàu chở lao động doông chủ thuê đã đầy nên họ rời bến, còn lao động Việt Nam thì bơ vơ trong mưarét và đói khát suốt từ hôm đó đến nay. Chồng tôi cho biết ngày nào nhóm laođộng cũng cắt cử người đứng chầu chực ở bến cảng để canh xem có tàu nào đến thìxin đi. Số khác vào nhà dân gần đó xin bánh mì rồi về chia nhau ăn", chịGiang vừa kể vừa khóc.

Do tình hình tại Libya rất hỗnloạn, điện thoại liên tục bị gián đoạn, thỉnh thoảng lắm chị Giang mới cập nhậtđược tin tức của chồng. Cuộc gọi thành công gần đây nhất là lúc 16h chiều 26/2(tức khoảng 11h trưa ở Libya), anh Vinh thông báo có một tàu chuẩn bị rời bếncảng Benghazi, nhưng không lao động Việt Nam được lên tàu. Trong khi đó trời lạimưa rét, nhiều lao động đã mệt lả vì thiếu ăn.

Tại xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên, HàTĩnh) có 13 lao động đi làm việc tại Libya. Nhiều ngày nay, những người vợ,người mẹ của số lao động này đã bỏ hết việc đồng áng, tập trung tại nhà chịGiang và một số gia đình để nghe ngóng thông tin. Có lẽ chưa bao giờ họ quan tâmtới chương trình thời sự như hiện nay. Cứ đến khi truyền hình thông báo tìnhhình ở Libya thì tất cả ánh mắt đổ dồn về tivi. Thấy lao động các nước ùn ùn đổvề nước, trong khi chồng, con mình vẫn mắc kẹt tại Libya, nhiều mẹ, nhiều chị đãbật khóc.

"Chúng tôi đã huy động tất cảanh em họ hàng điện thoại đến công ty đưa lao động đi, rồi tới đại sứ quán Libyatại Hà Nội và cả đại sứ quán Việt Nam tại Libya, nhưng không có thông tin. Phíacông ty chỉ nói có tàu từ Hy Lạp sắp sang đón, nhưng chờ hai ngày rồi mà chưathấy", chị Võ Thị Anh, có chồng là Võ Hữu Long quê Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên, HàTĩnh) nói. Chị Anh cho biết, mấy hôm nay không điện thoại được cho chồng khiếnchị đứng ngồi không yên.

Trong khi đó ông Phạm Sỹ Tam, Đạisứ Việt Nam tại Ai Cập, cho biết ngoài đoàn hơn 300 lao động đang ở thủ đô Cairovà khoảng 400 người đang ở biên giới, chưa có thêm đoàn nào từ Libya sang. "Longại người nhập cư quá đông, an ninh không được đảm bảo, phía Ai Cập cho biếtphải giải quyết cho số lao động này xuất cảnh hết thì mới tiếp nhận lao độngmới", ông Tam giải thích.

Theo Đại sứ Tam, sở dĩ 400 laođộng vẫn còn ở biên giới từ hôm qua đến nay, chưa nhập cảnh được vào Ai Cập vìkhông một ai có hộ chiếu. Tất cả đã bị đốt khi nhà máy bốc cháy, hay bỏ lại ởthủ đô Tripoli. Hiện biên giới Ai Cập giáp với Libya có khoảng nửa triệu côngdân các nước. Vùng biên giới không có nhà cửa, gió rất to, lao động rất mệt mỏi.3 trong số 4 cán bộ của đại sứ quán đến làm thủ tục bảo lãnh, cấp giấy thônghành cho lao động đã bị ốm.

Ông Tam khẳng định đại sứ quánViệt Nam đang cùng đại diện một số công ty nỗ lực sắp xếp, mua vé để nhanh chónggiải phóng hơn 300 lao động đang ở sân bay Cairo. Trong số này đã có hơn 20người mua được vé về Bangkok, rồi từ đó về Việt Nam từ hôm qua. 83 người khác đãmua được vé để 12h trưa nay (tức khoảng 17h chiều 26/2 giờ Hà Nội) sẽ lên máybay của Nga để bay thẳng về Việt Nam.

Chiều 26/2, trao đổi với PV, ôngĐào Công Hải, Cục phó Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xãhội) cho biết sau cuộc họp Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Namtại Trung Đông và Bắc Phi, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đãchỉ đạo thành lập 5 đoàn công tác hỗ trợ, sơ tán lao động Việt Nam ra khỏiLybia.

“Ban chỉ huy tiền phương” của cácđoàn công tác sẽ đóng ở Tunisia (quốc gia gần nhất với điểm nóng Tripoli). Trongđêm 26/2 và ngày 27/2, các đoàn công tác hỗn hợp của Việt Nam sẽ lên đường đếncác nước láng giềng của Libya là Tunisia, Malta, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Hy Lạp.

Theo Hồng Khánh
 Vnexpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.