Hy vọng tại Bahrain, lo sợ ở Libya

Làn sóng biểu tình đang làm rung chuyển các nước Ảrập từ vùng Vịnh tới Bắc Phi, trong đó tại Bahrain chính quyền rút lại hành động trấn áp để đối thoại, còn tại Libya lực lượng an ninh dùng cả đạn thật bắn người biểu tình.

Làn sóng biểu tình đang làmrung chuyển các nước Ảrập từ vùng Vịnh tới Bắc Phi, trong đó tại Bahrain chínhquyền rút lại hành động trấn áp để đối thoại, còn tại Libya lực lượng an ninhdùng cả đạn thật bắn người biểu tình.

Sau sự kiện người dân Tunisia vàAi Cập nổi dậy lật đổ hai tổng thống cầm quyền nhiều năm, các nước trong khu vựchoàn toàn ý thức được hiệu ứng dây chuyền có thể xảy ra. Nhưng cách tiếp cận vấnđề của chính quyền tại hai điểm nóng nhất hiện nay là Libya ở Bắc Phi và Bahrainở vùng Vịnh có sự khác biệt.

Hy vọng tại Bahrain, lo sợ ở Libya
Hình ảnh hiếm hoi về người biểu tình chống Gaddafi tại Libya. Ảnh: AFP

Ban đầu cả binh sĩ Bahrain vàLibya đều áp dụng các biện pháp cứng rắn, kể cả việc nổ súng nên đã dẫn đếnthương vong. Nhưng sau vài ngày biểu tình, binh sĩ Bahrain đã rút khỏi đường phốvà khu quảng trường trung tâm, khiến người biểu tình vui sướng với chiến thắng.Động thái này cho thấy tiếng súng nổ và xe tăng đã nhường chỗ cho đối thoại vàthoả hiệp.

Ngoài hình ảnh hiện đại của mộtđảo quốc Bahrain gắn bó với phương Tây, nơi đã trở thành một mắt xích trong hệthống thi đấu của môn thể thao tốn kém và thời thượng nhất hành tinh là đua xeF1, còn có yếu tố khác là những sức ép từ bên ngoài đã góp phần dẫn đến chiếnthuật nhượng bộ người biểu tình của chính quyền.

Theo BBC, Tổng thống Mỹ BarackObama cùng nhiều quan chức hàng đầu khác của Washington và Ngoại trưởng AnhWilliam Hague đã trực tiếp điện đàm với hoàng gia Bahrain, để hối thúc thực thimột giải pháp hoà bình. Mỹ đang đặt căn cứ của hạm đội 5 hải quân ở Bahrain,trong khi Anh cũng có nhiều lợi ích tại vùng đất là cựu thuộc địa của họ tạivùng Vịnh này.

Trong khi đó, bối cảnh tại Libyalại rất khác và tin tức về vụ biểu tình nổi dậy ở Benghazi đã bị phong toả vớithế giới. Thông tin việc chính quyền cho binh sĩ dùng cả đạn pháo cối, súng máyhạng nặng và súng bắn tỉa đối phó với người biểu tình chỉ được bên ngoài biếttới sau khi đã xảy ra, thông qua lời các nhân chứng.

Hy vọng tại Bahrain, lo sợ ở Libya
Người biểu tình Bahrain tại quảng trường Pearl ở Manama. Ảnh: AFP

Hầu như không có phóng viên quốctế được phép có mặt tại điểm nóng Benghazi để truyền tải một cách độc lập vàchính xác về việc gì đã xảy ra tại đây. Ngoại trưởng Anh Hague phải lên tiếngcảnh báo: "Việc vắng bóng các camera truyền hình không có nghĩa là thế giớikhông chú ý đến những hành động của chính phủ Libya".

Ông Hague còn mô tả thông tin vềcác biện pháp đối phó với người biểu tình của Libya như dùng súng bắn tỉa là"kinh khủng không thể chấp nhận". Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh, thếgiới không nên e ngại lên án các hành động này và ông khẳng định sẽ hối thúc cácnước châu Âu và Ảrập cùng lên tiếng.

Trong khi đó, người đứng đầuLibya là đại tá Muammar Gaddafi là lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất thếgiới Ảrập kể từ khi thực hiện cuộc đảo chính năm 1969. Trong 4 thập kỷ qua, quốcgia dầu mỏ này được biết đến với thái độ cứng rắn với phương Tây cũng như pheđối lập.

Sự thách thức của người biểu tìnhtrên đường phố đối với chính quyền Libya trong những ngày qua là chưa từng cótiền lệ. Cũng do bối cảnh lịch sử và chính trị của Libya nên việc gia tăng sứcép của phương tây đối với nước này khó có thể đưa đến tác dụng như tại Bahrain.

Sự khác biệt về yêu sách củangười biểu tình ở hai nước cũng dẫn đến cách tiếp cận vấn đề không giống nhaucủa hai chính quyền. Tại Bahrain, người tuần hành có mục tiêu chính là đòi thủtướng phải ra đi và tiến hành thêm các cải cách chính trị để thu hẹp quyền lựccủa hoàng gia.

Trong khi tại Libya, đám đôngbiểu tình đơn giản chỉ muốn đại tá Gaddafi phải theo bước Mubarak ra đi sau 4thập kỷ cầm quyền liên tục. Nói cách khác, yêu sách của người biểu tình Libyanhắm đến cá nhân lãnh đạo giống như tại Ai Cập, khác với tại Bahrain, nơi ngườidân không có ý muốn xoá sổ cả hoàng gia cầm quyền.

Thực tế trên cho thấy khả năngthoả hiệp tại Bahrain mở hơn nhiều so với Libya, nên quốc đảo vùng Vịnh cũng dễdàng ngừng các hành động trấn áp bạo lực hơn so với quốc gia dầu mỏ Bắc Phi.

Điều này cũng khiến giới quan sátnhận định, các biện pháp mạnh tay vẫn là lựa chọn duy nhất để đối phó với lànsóng biểu tình tại Libya, khác với đối thoại và thương thuyết tại Bahrain. Do đómối lo ngại về khả năng nổ ra nội chiến tại Libya như lời cảnh báo của con trainhà lãnh đạo Gaddafi không phải không có cơ sở.

Theo Đình Nguyễn
Vnexpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.