Lễ hội đổ máu: Tồn tại bất chấp phản đối

Dù phải đương đầu với sự phản đối của những người bảo vệ động vật, các lễ hội đẫm máu vẫn diễn ra hay thậm chí trở thành sự kiện được nhiều người trên toàn thế giới chờ đợi.

Dù phải đương đầu với sự phản đối của những người bảo vệ động vật, các lễ hội đẫm máu vẫn diễn ra hay thậm chí trở thành sự kiện được nhiều người trên toàn thế giới chờ đợi.

Danh tiếng song hành cùng sự phản đối

Lễ hội đổ máu: Tồn tại bất chấp phản đối
Đấu bò tót ở Tây Ban Nha. Ảnh: Flickr

Lễ hội thường gắn liền với phong tục tập quán của một cộng đồng hay cả một dân tộc. Có những lễ hội chỉ nằm gọn trong một cộng đồng nhỏ nhưng số khác lại mang tầm thế giới được cả nhân loại biết đến. Đấu bò tót là ví dụ điển hình cho lễ hội đổ máu nhưng vẫn được nhiều người trên khắp thế giới quan tâm.

Đấu bò tót nói chung và đấu bò Tây Ban Nha nói riêng là loại lễ hội nổi tiếng nhất hành tinh. Trong khuôn khổ cuộc chiến, các đấu sĩ phải đương đầu với những con bò đực khỏe mạnh nặng hàng trăm kg cùng cặp sừng nhọn hoắt. Chúng càng trở nên hung dữ hơn khi đơn độc và bị dồn vào tình thế không thể chạy trốn.

Có nhiều loại hình đấu bò tót nhưng đáng sợ nhất là kiểu thi đấu truyền thống của Tây Ban Nha, nơi đấu sĩ phải đương đầu với con bò khỏe mạnh giữa đấu trường. Họ phải sử dụng mọi kỹ năng, kinh nghiệm và sự khéo léo của bản thân nhằm làm suy yếu những con bò trước khi cắm mũi giáo nhọn vào chúng.Sau đó, người ta tiếp tục cắm những thanh nhọn có gai lên lưng con vật tội nghiệp để khiến nó kiệt sức trước khi kết liễu cuộc sống của nó.

Hình ảnh những con bò bê bết máu, lồng lên trong tuyệt vọng, khiến nhiều người thích thú nhưng cũng bị những người bảo vệ động vật phản đối. Người ta có nhiều cách khác nhau để thể hiện sự bất đồng với lễ hội đấu bò, từ tuần hành phản đối tới việc hành xác nhằm thể hiện nỗi đau mà những con vật tội nghiệp phải trải qua.

Trong năm 2010, một nhóm bảo vệ động vật đã tự bôi màu đen và đỏ lên cơ thể để xếp thành hình con bò tót bị hạ gục bên ngoài bảo tàng Guggenheim ở Bibao, Tây Ban Nha. Họ hy vọng hành động của mình có thể làm thay đổi nhận thức của thế giới về lễ hội đẫm máu ở vùng đất được mệnh danh là Xứ sở bò tót.

Đầu năm 2015, Fanny Pachon, một phụ nữ người Colombia, đã ghim 2.500 chiếc kim lên cơ thể nhằm phản đối trò đấu bò truyền thống ở đất nước mình. Chia sẻ với báo giới, Pachon nói: "Tôi và những người phản đối đấu bò đã làm nhiều việc nhằm ngăn chặn cảnh tượng đẫm máu này nhưng không đạt kết quả. Tôi nhận thấy mình cần làm gì đó kiên quyết hơn trong bối cảnh lễ hội đấu bò truyền thống sắp diễn ra".

Phép vua thua lệ làng

Người dân ở ngôi làng Manganeses de la Polvorosa, miền bắc Tây Ban Nha, duy trì nghi lễ ném dê từ tháp cao để tôn vinh một vị thánh. Trong lễ hội, một con dê sẽ bị bém khỏi tòa tháp cao 15 m xuống đất trong tình trạng được quấn bằng chăn hoặc màn. Tuy nhiên, rất ít con dê sống sót. Đa số chúng chết ngay sau khi rơi xuống đất.

Trước sức ép của các nhà bảo vệ động vật, chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm thực hiện nghi lễ ném dê từ năm 1992. Ban đầu, dân làng ném những con dê giả. Tuy nhiên, nó không đủ làm thỏa mãn những người tham gia tế lễ. Họ quay trở lại việc ném những con dê thật bất chấp nhiều lần bị phạt.

Nhằm đối phó với lệnh cấm của các nhà chức trách, dân làng tự quyên góp tiền để nộp. Thậm chí, họ còn đụng độ với cảnh sát khi những người này muốn ngăn chặn nghi lễ. Một người dân địa phương cho biết: "Đây là truyền thống của chúng tôi. Tại sao chúng tôi lại bị cấm".

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.