Một ủy ban của LHQ kêu gọi bỏ hình thức tử hình

Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa tổ chức mộtcuộc bỏ phiếu (không bắt buộc) nhằm kêu gọi các nước thành viên (192)của tổ chức liên kết lớn nhất hành tinh này loại bỏ hình phạt tử hình...

Theo hãng tin Reuters của Anh,ngày hôm qua 11/11/2010, Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa tổ chứcmột cuộc bỏ phiếu (không bắt buộc) nhằm kêu gọi các nước thành viên (192) của tổchức liên kết lớn nhất hành tinh này loại bỏ hình phạt tử hình trong hệ thốngkhung hình phạt của luật pháp các nước này.

Theo Reuters, trong khi Mỹ đồng ýtham dự cuộc bỏ phiếu do Ủy ban này phát động thì một số quốc gia khác như TrungQuốc, Iran, Ả rập Xê Út… đã từ chối không tham gia vì đây là cuộc lấy phiếukhông bắt buộc do Ủy ban nhân quyền của LHQ kêu gọi.

Kết quả cuộc bỏ phiếu không bắtbuộc nhằm mục đích loại bỏ hình phạt tử hình đối với các phạm nhân đã được côngbố. Trong đó có 107 phiếu thuận (ủng hộ), 38 phiếu chống và 36 phiếu trắng.

Một ủy ban của LHQ kêu gọi bỏ hình thức tử hình
Buồng tử hình bằng hình thức gây ngạt hơi (ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Qua kết quả này, Đại hội đồng LHQnhận thấy có thể thông qua một nghị quyết chính thức khi một cuộc bỏ phiếu bắtbuộc về chủ đề này có thể được tiến hành vào tháng 12 tới đây.

Qua kết quả cuộc bỏ phiếu khôngbắt buộc vừa được Ủy ban nhân quyền LHQ tiến hành, hãng Reuters cho biết sốlượng phiếu bầu tán thành việc loại bỏ hình thức tử hình năm nay cao hơn cuộclấy phiếu tháng 12/2007 (khi đó có 104 phiếu thuận, 54 phiếu chống và 29 phiếutrắng).

Như vậy số phiếu chống năm naygiảm từ 54 (12/2007) xuống còn 38. Trong khi đó, số phiếu trắng không thể hiệnquan điểm cũng đã tăng từ 29 (12/2007) lên 36.

Một số nước không tán thành việcbỏ hình phạt tử hình có Ai Cập, Singapore và Myanmar.

Theo Bình Nguyên
VTCNews



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.