Mỹ đi tìm nguyên nhân Trung Quốc “cần” tàu sân bay

Hãy tưởng tượng một tàu sân bay Trung Quốc chạy từ phía nam qua bờ biển Florida của Mỹ và cập cảng Cuba. Điều này có vẻ là không tưởng, nhưng không phải không thể xảy ra trong tương lai gần và Mỹ nên lo lắng, giới phân tích quân sự ở Washington cảnh báo.

 Hãy tưởng tượng mộttàu sân bay Trung Quốc chạy từ phía nam qua bờ biển Florida của Mỹ và cậpcảng Cuba. Điều này có vẻ là không tưởng, nhưng không phải không thể xảy ratrong tương lai gần và Mỹ nên lo lắng, giới phân tích quân sự ở Washingtoncảnh báo.

Trong chương nói về Hải quâncủa Sách trắng "Quốc phòng Trung Quốc 2010" không có một từ nào nhắc đếnviệc chế tạo tàu sân bay. Nhưng tuần qua, Tổng tham mưu trưởng Quân giảiphóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) Trần Bính Đức đã công khai xác nhận điều bịnghi ngờ lâu nay, rằng Trung Quốc đang sản xuất tàu sân bay đầu tiên của họ- tàu Thị Lang (Shi Lang) nặng 67.500 tấn và chỉ ngắn hơn các tàu sân bayNimitz của hải quân Mỹ vài mét.

Dù Thị Lang không phải là tàumới, mà được dựng lại dựa trên con tàu Varyag do Ukraine chế tạo, nhưngngoài Trung Quốc, con tàu này mang “nhiều ý nghĩa” với cả Mỹ.

Theo những gì giới quân sựTrung Quốc úp mở, Thị Lang sẽ được hạ thủy vào mùa Hè này và sẽ được xungvào đội tàu của PLA vào cuối năm nay. Giới phân tích khu vực thì cho rằngThị Lang là một chiếc tàu cũ, chưa hoàn chỉnh, được Trung Quốc tu sửa để phùhợp với việc nghiên cứu, huấn luyện nhiều hơn là để làm lực lượng chiến đấuchủ lực. Nhưng rõ ràng là Thị Lang là cơ sở đào tạo cho lực lượng tàu sânbay sau này của Trung Quốc

Mỹ đi tìm nguyên nhân Trung Quốc “cần” tàu sân bay
Shi Lang, giấc mơ tàu sân bay của Trung Quốc.

Một tàu sân bay đi vàohoạt động sẽ là sự bổ sung quan trọng cho tiềm lực vũ khí của TrungQuốc. Hải quân nước này được cho là đã sở hữu tàu nổi, tàu ngầm hạt nhânvà máy bay tấn công đủ để lập thành một nhóm tác chiến tàu sân bay kháổn.

Mặc dù đã được đoán trước từlâu, thông báo của Trung Quốc đã phá vỡ sự cân bằng chiến lược ở Biển Đôngvà khu vực địa-chiến lược Thái Bình Dương.

Riêng với Mỹ, trước mắt, contàu này không phải là mối đe dọa lập tức đối với ưu thế vượt trội về hảiquân của Mỹ. Trong số 20 tàu sân bay đang hoạt động trên thế giới, Mỹ đãchiếm tới 11 chiếc, và những siêu tàu sân bay của Mỹ lớn hơn nhiều so vớicủa các nước khác (tàu sân bay nhỏ nhất của Mỹ đã nặng 94.700 tấn). Nhưng dùsao, khi tàu sân bay của Trung Quốc chính thức hoạt động, nó sẽ là tàu lớnnhất thế giới không phải của Mỹ.

Giới phân tích phương Tâynhận định việc Trung Quốc lần đầu tiên công khai xác nhận sở hữu một tàu sânbay gắn liền với những tham vọng thống trị trên biển của Trung Quốc. Còn BắcKinh “khẳng định” tàu sân bay của họ sẽ không đe dọa bất cứ nước cụ thể nào,kể cả Mỹ. Nhưng tại sao Trung Quốc cần một tàu sân bay?

Tàu sân bay là hệ thống vũkhí tấn công - hệ thống vũ khí mạnh nhất sau vũ khí hạt nhân. Chúng cũngphục vụ với vai trò là công vụ biểu dương sức mạnh và là hệ thống đánh chặnquan trọng. Khi Mỹ định kỳ cử tàu sân bay qua Eo biển Đài Loan, thông điệprõ ràng là nhằm vào Trung Quốc. Tương tự như vậy, khi tuyên bố Trung Quốcđang đóng tàu sân bay, thông điệp của Bắc Kinh gửi Washington cũng rõ ràng,dù chỉ mới dừng ở mức khiến các nhà chiến lược hải quân của Mỹ không thấythoải mái ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng biển Caribê.

Những chuyển hướng trong cânbằng chiến lược có thể diễn ra rất nhanh. Một thập kỷ trước đây, những ngườisay mê với sức mạnh vũ trụ thích miêu tả Mỹ là quốc gia tiên phong tronglĩnh vực vũ trụ. Nhưng giờ, không có ai dám chắc rồi đây Mỹ có thể bay vàovũ trụ, mà không cần “đi nhờ xe” với một nước đầu tư nhiều vào những chuyếnbay vũ trụ có người lái - như Trung Quốc, hay không.

Trung Quốc chưa công khaithời điểm có thể đưa người lên Mặt Trăng, nhưng có những dấu hiệu báo trướcmột kỷ nguyên mới ảnh hưởng của nước này.

Không loại trừ khả năng tàusân bay mới của Bắc Kinh sẽ có tác động tương tự.

Kể từ Chiến tranh Thế giớithứ II, Mỹ đã quen với ý nghĩ rằng các đại dương là phạm vi không gặp tháchthức với ảnh hưởng của Mỹ. Hải quân Mỹ có thể đi bất cứ đâu trên thế giới màcác nhà lập pháp thống nhất cử đi, hoặc giả nếu có bị đe dọa, có thể đối phóvới mọi hành động tấn công ngăn chặn xâm nhập. Tàu ngầm hải quân mới củaTrung Quốc sẽ không đe dọa được thế cân bằng quan trọng ở các vùng biển sâu,nhưng sẽ gửi đi một thông điệp rằng Mỹ sẽ không còn là “của độc” trên bàn cờhải quân.


Theo Nguyễn Viết
 Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.