Mỹ sắp đánh Iran?

Nếu Iran thực sự muốn theo đuổi việc sản xuất vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ chẳng thể ngăn chặn được điều đó trừ phi họ sẵn sàng cho một cuộc xâm lược nước này như đã từng làm với Iraq.

Nếu Iran thực sự muốntheo đuổi việc sản xuất vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ chẳng thể ngăn chặn được điềuđó trừ phi họ sẵn sàng cho một cuộc xâm lược nước này như đã từng làm với Iraq.
 
Đó là kết luận rất thật của một trong những vị tướng Mỹ trong buổi điều trầntrước Thượng viện Mỹ gần đây nhất mặc dù nó hầu như không được chú ý đến trongbối cảnh có quá nhiều tuyên bố về Iran trong những ngày gần đây ở Washington.
 
Tuy nhiên, kết luận của Tướng James Cartwright, một trong những quan chức quânđội hàng đầu của Mỹ, đã cho thấy một thực tế rất rõ là chính quyền Tổng thốngObama đang phải đối mặt với những sự lựa chọn vô cùng khó khăn trong vấn đềIran.
 
Mỹ đau đầu giữa lựa chọn đánh hay không đánh Iran
 
Có thể nói, Mỹ thực sự rất sợ viễn cảnh phải đặt chân lên đất Iran. Vì thế,người ta đã đặt ra câu hỏi liệu có khả năng trong khi chính quyền của Tổng thốngObama luôn công khai nói rằng họ sẽ không để các nhà lãnh đạo hiện nay của Iransở hữu vũ khí hạt nhân thì họ cũng đang bí mật bàn bạc cách làm sao sống chungvới một nước Iran có loại vũ khí huỷ diệt này?

Mỹ sắp đánh Iran?

Quân đội Mỹ tin rằng hành động quân sự chỉ giúp làm trì hoãn chứ không triệt tiêu được tham vọng hạt nhân của Iran.

Quân đội Mỹ không ủng hộ việcdùng sức mạnh quân sự chống lại Iran. Và Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồngTham mưu trưởng liên quân Mỹ, từng tuyên bố một cuộc tấn công quân sự nhằm vàoIran sẽ là “sự lựa chọn cuối cùng” đồng thời cảnh báo những hậu quả không mongđợi từ một cuộc tấn công như thế.
 
Một trong những hậu quả đó có thể sẽ là sự kéo dài thời gian cầm quyền của giớilãnh đạo Iran. Bởi nếu Iran bị một nước bên ngoài tấn công, người dân nước nàychắc chắn sẽ đoàn kết đằng sau những người lãnh đạo của họ hoặc bị buộc phải làmnhư vậy.
 
Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết có bất kỳ mâu thuẫn nội tại nào trong đất nước Iranđồng thời sẽ trì hoãn viễn cảnh chính áp lực bên trong nước sẽ buộc Iran phảithay đổi. Rốt cục, một bộ máy lãnh đạo mới hợp tác hơn với cộng đồng quốc tế sẽlà một cách để giải toả nỗi lo ngại về những tham vọng hạt nhân của Iran.
 
Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước Thượng viện nói trên, các thượng nghị sĩMỹ cũng tỏ ra hoài nghi về việc những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo anLiên Hợp Quốc sẽ thực sự đủ mạnh, đủ hiệu quả để gây ảnh hưởng nhất định lênTehran.
 
Cũng tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Jack Reed, một người của Đảng Dân chủđến từ bang Rhode Island, đã hỏi Tướng Cartwright xem liệu “cách tiếp cận bằnghành động quân sự có phải là một cây đũa thần hay không".
 
Tướng Cartwright, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thừa nhậnbiện pháp đó không phải là một cây đũa thần đồng thời nói thêm rằng chỉ hànhđộng quân sự riêng thôi sẽ không thể giải quyết dứt khoát được vấn đề Iran.
 
Sau đó, trước những câu hỏi dồn dập của Thượng nghị sĩ Reed, Tướng Cartwright đãphải thừa nhận tiếp rằng một cuộc tấn công quân sự cũng chỉ giúp trì hoãn việcIran có vũ khí hạt nhân trong một thời gian nếu Tehran cố tình muốn sản xuấtloại vũ khí này.
 
Thượng nghị sĩ bang Rhode Island tiếp tục đặt câu hỏi liệu cách duy nhất để chấmdứt hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran có phải là “sự chiếm đóng và pháhuỷ các cơ sở hạt nhân của nước này hay không?" Câu trả lời mà ông Cartwrightđưa ra là nếu loại trừ một số diễn biến chưa được biết đến sau đó thì đó là mộtkết luận khá đúng.
 
Trong khi đó, ông Graham Allison, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Khoa học vàCác vấn đề Quốc tế Belfer của trường Harvard Kennedy, cho rằng sẽ rất khó đểngăn một nước có được bom nguyên tử nếu họ đã quyết định là họ muốn có nó. "Iranđã là một nước sở hữu nhiên liệu hạt nhân và đó là thực tế không thể xoá bỏ".ông Allison nhấn mạnh.

Tóm lại, cho đến nay, các quan chức Mỹ vẫn bất đồng gay gắt về việc cónên đánh Iran hay không.
 
Trong những ngày gần đây, người ta tập trung chú ý nhiều đến một bản ghi nhớ bịlọt ra bên ngoài của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Trong bản ghi nhớnày, ông Gates đã vạch ra những bước nhằm đối phó với Iran nếu nước này phớt lờcác lệnh trừng phạt quốc tế.
 
Bản ghi nhớ trên được tờ New York Times miêu tả là một lời kêu gọi chính quyềnMỹ thức tỉnh. Tuy nhiên, ông Gates nói rằng bản ghi nhớ đó chỉ nhằm “góp phầngiúp quá trình đưa ra quyết định diễn ra đúng thời điểm và đúng đắn". Dù gì,chính quyền của Tổng thống Obama cũng đang cân nhắc những sự lựa chọn này mànước này có nếu các biện pháp trừng phạt không gây ra được ảnh hưởng như mongmuốn lên Iran.
 
Biện pháp nào khả thi?
 
"Chúng ta chưa có bất kỳ biện pháp nào được coi là có hiệu quả đối với Iran. Tôikhông cần một bản ghi nhớ mật của ông Gates để nhắc về điều đó", Thượng nghị sĩĐảng Cộng hoà John McCain đã nói như vậy với hãng tin Fox News hồi cuối tuần.Ông McCain là người tham gia đặt câu hỏi với Tướng Cartwright trong phiên điềutrần.
 
"Chúng ta cứ tiếp tục liệt kê những mối đe doạ từ Iran và danh sách đó cứ dàira nhưng cho đến nay chúng ta chẳng có hành động gì để ngăn chặn nó", Thượngnghị sĩ McCain nói.
 
"George Schultz, một vị Ngoại trưởng mà tôi khâm phục nhất trên thế giới, từngnói, ông đã được dạy là đừng bao giờ chĩa súng vào một người nào đó nếu bạnkhông thực sự sẵn sàng kéo cò. Chúng ta vẫn tiếp tục chĩa súng về phía Irannhưng chúng ta vẫn chưa kéo cò. Đã đến lúc phải làm điều đó," Thượng nghị sĩMcCain cho biết. Ông này có thể đang dùng phép ẩn dụ để nói về việc cần áp dụngngay những biện pháp trừng phạt có tác động lớn.
 
"Ảnh hưởng trong khu vực của một vụ tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ rất xấu",một trong những Thượng nghị sĩ Mỹ giấu tên nhận định. Theo ông này, càng mấtnhiều thời gian áp đặt các biện pháp trừng phạt mới thì nguy cơ về một cuộc tấncông quân sự ngày càng lớn.
 
"Càng tiến gần đến cuối năm 2010 thì mong muốn đánh Iran của ai đó sẽ càng trởnên lớn hơn," quan chức trên nói, dường như ám chỉ đến Israel - nước gần đâynhiều lần tỏ ra muốn dùng hành động quân sự đối với Iran. Điều này cũng sẽ chỉlàm trì hoãn các kế hoạch theo đuổi vũ khí hạt nhân của Iran.
 
Chính quyền của Tổng thống Obama muốn áp dụng một biện pháp trên thực tế chỉmang tính lý tưởng. Đó là, thuyết phục Tehran rằng vũ khí hạt nhân không làmnước này mạnh hơn hay an toàn hơn. Tuy nhiên, không có một sự thay đổi thực sựbên trong Iran thì lập luận trên chẳng có sức nặng gì bởi Iran luôn tin rằngtham vọng hạt nhân giúp họ có thêm ảnh hưởng trong khu vực.
 
"Nếu cộng đồng quốc tế sẵn sàng áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác độnglớn, phong toả các hoạt động nhập khẩu xăng dầu và xuất khẩu dầu mỏ - những biệnpháp có khả năng bóp nghẹt Iran thì Iran có thể tính toán lại", ông Allison nhậnđịnh.
 
"Sự tồn tại của một chính thể luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu áp dụngnhững biện pháp như vậy mà không có sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc thì là điềukhông thể".
 
Như vậy, với việc Mỹ chẳng thể áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác độnglớn đến Iran cũng chẳng thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự đủ mạnh để pháhuỷ toàn bộ các cơ sở hạt nhân của Iran thì lựa chọn duy nhất của Washingtontrong vấn đề này hoặc là chấp nhận một Iran có hạt nhân hoặc là tìm cách liêntục cản trở và làm trì hoãn các tham vọng hạt nhân của nước này.

 Theo Kiệt Linh
Mỹ sắp đánh Iran?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.