NATO đồng ý chỉ huy chiến dịch, Pháp “bắn rơi” máy bay Libya

NATO vừa tuyên bố đồng ý nắm quyền lãnh đạo một phần “sứ mạng quốc tế” tại Libya, sau nhiều tranh cãi nội bộ. Cùng lúc, Pháp tuyên bố đã bắn rơi một máy bay Libya, lần đầu tiên kể từ khi thiết lập vùng cấm bay ở nước này.

NATO vừa tuyên bốđồng ý nắm quyền lãnh đạo một phần “sứ mạng quốc tế” tại Libya, sau nhiềutranh cãi nội bộ. Cùng lúc, Pháp tuyên bố đã bắn rơi một máy bay Libya, lầnđầu tiên kể từ khi thiết lập vùng cấm bay ở nước này.


NATO đã đồng ý tiếp quản vaitrò chỉ huy trách nhiệm thực thi “vùng cấm bay” ở Libya từ Mỹ. Nhưng Tổngthư ký tổ chức này, ông Anders Fogh Rasmussen tuyên bố rằng những khía cạnhkhác của chiến dịch tấn công Libya sẽ vẫn do liên minh hiện nay quyết định.

Ngay trước đó, ông JayCarney, người phát ngôn Nhà Trắng nói với báo giới rằng chuyện bàn giao đượctính theo ngày, không theo tuần. Mỹ sẽ có một vai trò khác trong giai đoạnkế tiếp, nhưng không phải đi đầu để thực thi vùng cấm bay.

NATO đồng ý chỉ huy chiến dịch, Pháp “bắn rơi” máy bay Libya
Mỹ nói hiện có hơn 350 máy bay tham gia chiến dịch ở Libya

Tuyên bố trên của NATOđạt được sau khi chiều qua, các lãnh đạo Liên minh châu Âu đã họp tạiBrussels với một trong hai đề tài chính là chiến dịch can thiệp quân sựvào Libya, một vấn đề đang gây căng thẳng trong nội bộ của khối.

Đại sứ những nước thành viênkhối NATO, trong đó có nhiều nước Liên minh châu Âu, đã mặc cả với nhau đểcố đạt đến đồng thuận về vai trò của Liên minh Bắc Đại Tây Dương trong chiếndịch quân sự ở Libya. Tranh cãi vẫn rất gay gắt xung quanh vai trò thực sựcủa khối NATO trong các chiến dịch.

Các kế hoạch quân sự của khốiNATO ở Libya đã được 28 đồng minh thông qua và một trong ba chiến dịch dựtrù đã bắt đầu được thực hiện. Từ hôm 23/3, lực lượng hải không quân củaNTAO kiểm tra việc tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí. Chiến dịch thứ hai mangtính nhân đạo, nhưng hiện chưa được khởi động. Còn chiến dịch thứ ba, thamgia thiết lập vùng cấm bay, thì vẫn là cả một vấn đề.

Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại việc NATOcó thể gánh trách nhiệm từ tay Mỹ. Các nước đồng minh dường như không thểdung hòa lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ (dứt khoát không muốn NATO ra tay khi nàomà liên quân vẫn còn oanh tạc Libya) với lập trường của Pháp (muốn NATO chỉnắm vai trò chỉ huy về mặt tác chiến và kỹ thuật, còn chỉ đạo về mặt chínhtrị thì do một nhóm liên lạc đảm trách).

Ngoài ra, một cuộc họp quantrọng khác cũng diễn ra trong ngày hôm qua, đó là cuộc họp của Hội đồng Bảoan LHQ để điểm lại tình hình. Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ lập lại nhữnglời chỉ trích chiến dịch oanh tạc Libya. Nhưng Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moonđã một lần nữa lên án việc sử dụng vũ lực chống phe chống chính phủ ở Libya.Ông kêu gọi các bên ở Libya ngừng bắn.

Máy bay Libya “bị Pháp bắnrơi”

Các máy bay phản lực củakhông quân Pháp đã đánh sâu vào lãnh thổ Libya hôm qua, vào một căn cứ khôngquân của Libya.

Theo tuyên bố của quân độiPháp, căn cứ không quân Juffra nằm sâu đến 250 km cách bờ biển của Libya đãbị tấn công. Đây là một trong hai sân bay quan trọng, cửa ngõ để Libya thôngthương với các quốc gia láng giềng của sa mạc Sahara.

Một máy bay chiến đấu củaPháp đã tấn công và bắn rơi một máy bay G-2/Galeb, là loại phi cơ huấn luyệncủa không quân Libya, gần thành phố Misrata.

Theo báo chí phương Tây,nhiều tên lửa liên quân trước đó đã bắn vào các căn cứ quân sự với mục đích“triệt hạ” khả năng không kích của Đại tá Gaddafi.

Các máy bay của liên quân đãtấn công Libya đêm qua - đêm thứ 5 liên tiếp, nhưng đến nay vẫn thất bạitrong việc ngăn không cho xe tăng của quân ủng hộ nhà lãnh đạo MuammarGaddafi bắn phá những thị trấn hiện do lực lượng chống chính phủ nắm giữ.

Các trận đánh giữa hai bênvẫn diễn ra tại các thành phố Misrata và Ajdabiya, cửa ngõ vào thành phốBenghazi là thủ phủ của quân nổi dậy ở phía đông Libya. Người dân bỏ chạy rakhỏi Ajdabiya cho hay là “tình hình bên trong thành phố rất bi đát”.

Hôm qua, hơn 10 tên lửaTomahawk từ các tàu chiến của Anh và Mỹ bắn đi trên Địa Trung Hải vào cácgiàn tên lửa phòng không ở Tripoli và phía nam thành phố này. Giới chức Anhtrong khi đó nói rằng không lực Libya không còn tồn tại như một lực lượngtác chiến.

Hôm qua, Ngoại trưởng MỹHillary Clinton tuyên bố “cách nhanh nhất” để nhà lãnh đạo Moammar Gadhaficủa Libya chấm dứt cuộc khủng hoảng “là từ bỏ quyền lực”. Bà Clinton đã mởcác cuộc hội đàm với người tương nhiệm Maroc, và xác nhận có “tiến bộ đángkể” trong việc thực thi khu cấm bay ở Libya.

Theo Hà Khoa
 Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.