Nhân tố bên ngoài trong việc xác lập trật tự mới ở Biển Đông

Định chế hóa là cái đích phải đi, cân bằng mềm, thiết lập liên minh lợi ích thông qua thể chế và kiến tạo dư luận là những viên đá mở đường. Quan trọng hơn cả là quyết tâm thương thảo một trật tự mới của Biển Đông thông qua định chế quốc tế và một niềm tin về một trật tự mới, trong đó luật pháp và chuẩn tắc đóng vai trò hoa tiêu cho mọi hành vi.

Định chế hóa là cái đích phải đi, cânbằng mềm, thiết lập liên minh lợi ích thông qua thể chế và kiến tạo dư luận lànhững viên đá mở đường. Quan trọng hơn cả là quyết tâm thương thảo một trật tựmới của Biển Đông thông qua định chế quốc tế và một niềm tin về một trật tự mới,trong đó luật pháp và chuẩn tắc đóng vai trò hoa tiêu cho mọi hành vi.

Thái độ của Hoa Kỳ - chìakhoá chiến lược

Các động thái gầnđây như Mỹ đưa siêu hàng không mẫu hạm lại biển Đông, tập trận vớiPhilippines, Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua biển Đông cho thấyhoạt động quân sự đang có mức độ leo thang. Trọng sức mạnh, các nước sẽ đốithoại với nhau bằng tàu chiến. Với cái búa, mọi sự việc đều được giải quyếtnhư một cái đinh. Luật lệ và chuẩn tắc lúc này chỉ là trò chơi của kẻ mạnh.Nếu xung đột vũ lực xảy ra, mỗi bên đều chịu thiệt. Một sự thay đổi về cáchtiếp cận là cần thiết từ phía mọi tác nhân tham gia.

Trong tư thế điều hòa sự trỗi dậy của TrungQuốc, thái độ của Hoa Kỳ được nhiều người đánh giá là chìa khóa chiến lược.Vai trò nước Mỹ trong trật tự châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi chiến tranhlạnh kết thúc định hình rõ nét qua hai cột trụ. Thứ nhất là ô dù quânsự của cả vùng với chức năng sê-ríp (cảnh sát trưởng) của hạm đội 7, và cáccơ sở hạ tầng quân sự (lẫn mang tính hỗ trợ quân sự) mà Mỹ thiết lập.

Nhận định chung của các chuyên gia là bêncạnh tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượng, chiến lược hải quân biển xanh củaBắc Kinh vẫn còn nhiều giới hạn và trong nhiều trường hợp đang bị thổiphồng.

Một tác giả của viện nghiên cứu hải quân HoaKỳ nhận định rằng hơn 60 tàu ngầm cuả quân đội Trung Quốc (PLA) sở hữu đềucó nguồn gốc vũ khí từ Nga và trong thời điểm này tụt hậu nhiều phía sautiêu chuẩn Phương Tây. Các thí dụ gần đây nhất cho thấy Bắc Kinh trong nhiềutrường hợp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng không gian của quân độiHoa Kỳ.

Trong một nghiên cứu khác, tác giảKirchberger của đại học Hamburg cũng chỉ ra hải quân PLA còn xếp hạng trongnhóm cuối cùng cường quốc biển được định nghĩa như sức mạnh có giới hạn khuvực cùng với các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc (so với nhóm thứ nhất làcác nước sức mạnh hải quân toàn cầu với trường hợp duy nhất là Hoa Kỳ, nhómthứ hai các nước sức mạnh toàn cầu nhưng có giới hạn trong một số mục tiêunhư Anh và Pháp, và nhóm thứ ba các quốc gia có khả năng hải quân liên khuvực như Ấn Độ, Nga,..). Ấy là chưa kể khả năng tiếp cận kỹ thuật quân sự củaTrung Quốc vẫn bị các cường quốc phương tây kiềm hãm -do những lý do chiếnlược- so với các quốc gia đang ở trình độ phát triển hai quân tương tự nhưẤn Độ hay Nhật Bản.

Thứ hai,khác với cơ chế quân sự đa phương ở khu vực Bắc Đại Tây Dương thông quaNATO, cơ chế an ninh châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu dựa trên hệ thống đồngminh song phương giữa Mỹ và các đồng minh chiến lược hay "bán" chiến lượcđược phân định từ cao đến thấp. Để đảm bảo ảnh hưởng của mình tại khu vực,Mỹ xây dựng một hàng rào chiến lược bao gồm năm đồng minh (Nhật Bản, HànQuốc, Australia, Philippines, Thái Lan) dưới hỗ trợ một đối tác an ninh quantrọng (Singapore) và tiếp xúc với nhiều quốc gia khác trong chức năng đơn vịhậu cần (bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia). Ngoài ra còn có sự hiện diệnlinh hoạt trên mặt đất và các đơn vị tuần tra hàng hải đảo Guam. Với haichân trụ cấu trúc, nước Mỹ vẫn là người cầm nhịp.

Thái độ trước sau về tranh chấp tại biển Đôngcủa Mỹ những năm gần đây tương đối nhất quán: trung lập trong hồ sơ tranhchấp về chủ quyền đảo, và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải, đồng nghĩa vớiviệc phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển.Lựa chọn này được đánh giá từ góc nhìn Wasington là hợp lý, vì đảm bảo lợiích của Mỹ và tránh dính líu trực tiếp vào tranh chấp của các bên liên quan.Nay với nhập nhằng về hai số sơ biển - đảo và động thái vươn lên thách thứccủa Trung Quốc, lựa chọn này với Mỹ dường như đụng trần. Câu hỏi sắp tới củachính phủ Obama tại biển Đông tập trung làm sao để kết hợp hai mục tiêuthành một.

Một diễn đàn đa phương giải quyết vấn đềtranh chấp lãnh thổ do các nước bên thứ ba đứng ra làm người trung gian, màMỹ cộng tác, ủng hộ hay giữ vai trò đồng điều phối với ASEAN có thể sẽ làmột cách tiếp cận. Không tham gia vào tranh chấp chủ quyền, nhưng tham giavào giải quyết tranh chấp chủ quyền không những đảm bảo về lợi ích, mà còntạo lại đồng thuận về sự hiện diện của Mỹ tại Thái Bình Dương. Đặc biệt từphản ứng tích cực của các đồng minh và các nước trong vùng. Nhật Bản và Úcđã đưa ra quan ngại về tình hình tại biển Đông và ủng hộ phương thức đaphương. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật trong một bài viết nhấn mạnh rằng Nhậtvà Mỹ cần tích cực hỗ trợ ASEAN trong vấn đề gia giảm căng thẳng.

Mới đây bảy nước thành viên ASEAN, gồm ViệtNam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Singapore đã cùngnêu lên tiếng nói chung tại New York, kêu gọi một giải pháp hòa bình và vậndụng công ước của Liên Hiệp Quốc trong giải quyết các tranh chấp. Hành độngnày chứng tỏ một liên kết nội khối trong điều kiện cần thiết là hoàn toàn cóthể và khẳng định lại lời đại sứ chủ tịch ASEAN 2011 Indonesia đề cao yếu tốtham gia của "thành phần thứ ba" trong quá trình tìm ra giải pháp.

Từ góc nhìn các nước ASEAN, gắn lợi ích cácthế lực bên ngoài vào một định chế sẽ tạo ra cơ hội tốt để thực hiện "cânbằng quyền lực mềm" (soft balancing), giúp giảm bớt khoảng cách sức mạnh vớiTrung Quốc. Quan trọng hơn, vũ khí lúc này tập trung vào xây dựng luật pháp,thể chế và chuẩn mực hành vi. Chiến hạm vẫn chạy, súng có thể lên nòng,nhưng ít nhất là từ ngoài xa trăm dặm. Giải pháp cho biển Đông lúc đó khôngphải là một chạy đua vũ trang hay thiết lập liên minh quân sự để cân bằnglực lượng, mà đó chỉ là phương tiện giữ nhiệm vụ như một biện pháp phòngngừa và răn đe để buộc tất cả các bên ngồi vào đàm phán.

Siêu cường trong tư thế lưỡng nan về ngânsách có thể đặt kỳ vọng nước Mỹ đứng ra như một người điều phối toàn bộ quátrình định chế hóa trong một câu trả lời tương đối, và cần thiết những nguồnlực khác bổ sung.

Sức mạnh của công luận quốc tế

Nhắc lại, trong một cộng đồng tôn trọng luật,thì công luận cũng là một người chấp pháp. Hiện diện của sức mạnh trong văncảnh này đến từ đạo đức và luật pháp, thể hiện rõ nét nhất qua tiếng nóiủng hộ và phản đối từ cộng đồng quốc tế trước những hành vi đi ngược lại cácgiá trị chung. Một trong số đó rõ ràng là chống giải quyết vấn đề bằng vũlực, cũng như hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Công luận quốc tế không phải là tàu chiến,hải lôi, xe tăng khiến lùi bước các hành động đơn phương bằng sức mạnh nhưngcũng là đầu lưỡi lý lẽ trên bàn đàm phán, nét bút phán quyết qua các xãluận tạp chí Á - Âu... Chiến tranh Việt Nam thế kỷ trước hay Iraq đầu thế kỷnày là những thí dụ. Thiếu tính chính đáng trong các hành động, sức mạnh chỉcòn là bạo lực, và không còn chính nghĩa. Chênh lệch sức mạnh về pháo hạm,tàu chiến vì thế đòi hỏi sự cân bằng từ pháp lý, chuẩn tắc và tính chínhdanh.

Nhân tố bên ngoài trong việc xác lập trật tự mới ở Biển Đông
Ảnh BBC

Định chế hóa là cái đích phải đi, cânbằng mềm, thiết lập liên minh lợi ích thông qua thể chế và kiến tạo dưluận là những viên đá mở đường. Quan trọng hơn cả là quyết tâm thươngthảo một trật tự mới của Biển Đông thông qua định chế quốc tế và mộtniềm tin về một trật tự mới, trong đó luật pháp và chuẩn tắc đóng vaitrò hoa tiêu cho mọi hành vi. Dẫu biết rằng, Á châu không phải là Âuchâu, khó có thể mơ ước một sớm một chiều cộng đồng an ninh cùng chia sẻchung một thang giá trị. Thế nhưng ước mơ chỉ có thể tiệm cận đến hiệnthực, khi người ta cụ thể hoá những kịch bản mình đang mơ ước.

Trên góc nhìn đó, cơ chế kiến tạo an ninhcộng đồng dưới sự cầm trịch của ASEAN (dưới sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh)qua trường hợp tranh chấp biển Đông có thể là bước đi đầu cho một lộ trìnhdài hơi. Đối với các nước ASEAN và Việt Nam, đây không chỉ là đối sách ngắnhạn, mà là mục tiêu hướng tới lâu dài.

Theo Tuanvietnam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.