Nhật Bản: Mọi người đang sống 2 cuộc đời

Mọi người vừa sống cuộc đời mình, vừa sống cuộc đời khác đồng hành với họ. Mỗi người một phương trời trong đời sống thực của mình, nhưng tâm hồnđời sống khác thì không biên giới, tưởng chừng như mọi người đang quây quần bên nhau hướng về Nhật bản.

Mọi người vừa sống cuộcđời mình, vừa sống cuộc đời khác đồng hành với họ. Mỗi người một phương trờitrong đời sống thực của mình, nhưng tâm hồn-đời sống khác thì không biêngiới, tưởng chừng như mọi người đang quây quần bên nhau hướng về Nhật bản.


Những hàng nước mắt lặng lẽ

Câu chuyện được đăng trên blog Y&M Hobby Club

Kể từ khi động đất bắt đầu xảy ra, cho đến giờ phút này, có thể nhận thấymột điều: mọi nguời hoảng hốt vì lo sợ với sức mạnh của thiên tai nhưngkhông hề hoảng loạn.

Kể cả phải đứng cả một đêm trong tiết trời dưới không độ để chờ đợi tàu điệnvề nhà, khi chuyến tàu đầu tiên bắt đầu lăn bánh, và loa thông báo, số lượngtàu rất hạn chế, vì chưa thể khắc phục hậu quả của đại địa chấn, nhưng hàngvạn người ở ga Shinjuku vẫn bình tĩnh, đi đúng hàng lối và chờ đợi đến lượtlên tàu. Tuyệt nhiên không một người chen lấn, không một người xô đẩy đểmong được phục vụ đầu tiên. Họ có mệt mỏi, có đói rét, có lo lắng với giađình sau đại thảm hoạ, nhưng họ có trật tự, có kỷ luật và hơn hết, có lẽ làhọ có sự thông cảm với những người… thi hành công vụ. Họ hiểu, nếu chen lấn,chỉ làm mọi việc phức tạp hơn. Cái đó tưởng chừng đơn giản nhưng có lẽ đó làmột “kỷ luật thứ tự” được tôi luyện từ khi còn là “trẻ lên ba”. Nhất làtrong lúc hoạn nạn, khó khăn, điều đó càng được thể hiện một cách cực kỳnghiêm túc!

Nhìn cảnh hàng nghìn người đibộ thành từng đoàn dài, hàng tiếng đồng hồ và thậm chí có người gần mườitiếng trong đêm tối từ công sở để về nhà... mà không náo loạn như một cuộcbiểu tình, không mất trật tự, không ảnh hưởng đến người sống xung quanh. Cólẽ vì người Nhật vẫn được xếp vào danh sách “kiệm lời” chăng?

Nhật Bản: Mọi người đang sống 2 cuộc đời
Trong thảm họa người Nhật vẫn biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác

Và tiếp đến những vùng đauthương nhất, nơi hàng vạn người đã mất hết nhà cửa, và thậm chí là đã mấthết người thân. Có đói không? Có! Có khát không? Có! Có rét không? Có! Cóđau buồn không? Có! Có lo sợ không? Tất nhiên rồi! Vậy mà họ cũng vẫn lặnglẽ xếp hàng nhận những nắm cơm trắng. Cuộn mình trong những chiếc chăn mỏngtang thành hàng, thành lối trong chỗ trú nạn, sạch sẽ ngăn nắp, không rácrưởi, không hỗn loạn. Xếp hàng dài chờ đến lượt được mở vòi nhận một chainước uống. Không ai nhào tới, tranh cướp, mặc dù ngày mai, họ sẽ ăn gì, ởđâu? Chẳng lẽ cứ sống mãi ở chỗ lánh nạn? Người thân thì biết còn hay mất?Vậy mà sao họ không lo? Không thấy một ai gào khóc, không một ai tích trữ,không một ai kêu than. Có chăng chỉ là những dòng nước mắt lặng lẽ gạt đi.Vâng, có lẽ họ “lạnh lùng”?! Có lẽ sự lạnh lùng đã khiến họ nuốt hết cả đauthương vào trong. Nhưng chắc chắn, họ là những người có quyết tâm sắt đá. Họnuốt đau thương, để lấy sức mạnh cho cuộc bình sinh trở lại vào ngày mai!

Nhìn cảnh một người đàn ông lầm lũi trở về ngôi nhà đã bị sóng thần cuốntrôi đi một nửa, cặm cụi don dẹp, vợ ông, giờ ở đâu không biết! Khi động đấtvà sóng thần kéo tới họ đều ở chỗ làm và sau đó là bặt vô âm tín. Nhưng cólẽ sự may mắn vẫn còn đến với ông! Khi nhìn thấy người vợ được đưa về do sựgiải cứu của tình nguyện viên, họ lặng lẽ gạt đi 4 hàng nước mắt. Họ khôngchạy bổ ôm chầm lấy nhau. Nhưng dòng nước mắt và cái nắm vai người vợ thậtchặt của ông chồng, cũng làm cho người chứng kiến không cầm được nước mắt.Hy vọng thiên tai đừng lặp lại để ông luôn giữ chặt được người vợ như thế.

Nơi có những trái tim kiên cường từ tuổi lên 9

Câu chuyện cảm động được một người cảnh sát Nhật, gốc Việt có tên là Hà MinhThành kể lại. Đây là phản hồi bài viết "Nhật Bản - một đất nước thực sự vĩđại" đăng trên blog của TS Nguyễn Đình Đăng. TS Vật lý Nguyễn Đình Đăng,hiện đang làm việc và sống ở Tokyo.

Tối hôm kia, tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đóphân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn nhữngngười xếp hàng, tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ cóchiếc ao thun và quần đùi.

Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng. Tôi sợ đến phiên của nó thì chắcchẳng còn thức ăn, nên mới lại hỏi thăm. Nó kể đang học ở trường trong giờthể dục thì động đất và sóng thần đến. Cha của nó làm việc gần đó đã chạyđến trường, từ ban công lầu 3 của trường, nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bịnước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ đâu, nó nói nhà nónằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp.

Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân.Nhìn thấy nó lạnh run lập cập, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lênngười nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài,tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn,khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".

Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thườngtưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khôđi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vàothùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Tôi sửng sốt vàngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏtrả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các côchú phát chung cho công bằng chú ạ".

Tôi nghe, mà phải vội quay mặt đi chỗ khác để khóc, cho nó và mọi người đangxếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mớihọc lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôimột bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm độngvề sự hy sinh.

Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu giankhổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đấtnước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêutàn, nhưng chắc chắn đất nước đó sẽ hồi sinh mạnh hơn, nhờ những công dânbiết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư- sư phụ củatôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi, đó là "Nhân sinh nhất mộng,bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật". Cái sự hy sinh vì người một cáchvô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bonchen của mình tôi chưa nhận thấy được.

Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cámơn. Còn nó cho đi cả bữa tối của nó một cách vô tư không so đo, dù nó đóicòn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vìkhông gia đình nữa. Những công án thiền của Bích Nham Lục, Vô môn quan hoàntoàn vô nghĩa so với hành động của một đứa bé 9 tuổi.

Xưa nay tôi không phục lắm người Nhật từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làmcảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội.Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiếntôi phục họ thật sự.

Tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân vẫn còn an ninh, hiện tại tụi tôi đãđược phát sẵn khẩu trang và đồng phục nylon. Ông Kan sáng nay họp báo dựtính đến tình huống xấu nhất là bỏ cả vùng miền Đông. Tôi không phải chuyênngành về nguyên tử lực như anh nên không hiểu lắm về tác hại của phóng xạ.Nhưng tôi nghĩ chăc rất nguy hiểm.

Anh Đăng nếu được, nên sắp xếp cho vợ con về VN trước thì tốt nhất. Tôi sợtới lúc xấu nhất không còn vé máy bay. Tôi thì bà xã là người Nhật, con gáicũng mới ra trường làm y tá và cũng đang hoạt động cứu trợ thiện nguyện ngaytại Fukushima này.

Tôi hỏi con gái: "Tình hình có vẻ nguy hiểm, con có muốn đi VN lánh nạnkhông". Con gái tôi trả lời: "Đi đâu bây giờ cha? Xung quanh con với changười ta chết với bị thương hàng hàng lớp lớp. Không lẽ bỏ chạy. Thôi kệ,tới đâu hay tới đó." Tôi gọi điện thoại về hỏi bà vợ tôi tính sao, có cần vềquê chồng tạm lánh nạn một mình không. Bà xã tôi nói rằng người Nhật của họ,36 kế của Tôn Tử binh pháp, họ chỉ dùng được tới cái kế 35.

Cái chước cuối cùng "tẩu vi thượng sách" không có chỗ dùng vì cái xứ đảo nàykhông có chỗ nào để mà chạy nữa. Còn tôi, thân phận dính líu tới cái Tổ quốcthứ hai này rồi. Vợ con không bỏ chạy, không lẽ một mình tôi bỏ nhiệm sở.Già rồi có hít chút phóng xạ vô nữa cũng chẳng sao cả. Mang ơn nghĩa với đấtnước này cũng nhiều, thì bây giờ đến lúc có cơ hội để trả ơn…

Mỗi người sống 2 cuộc đời

Đây là những tâm sự của một du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trích đăng từblog Hà Linh (halinhnb.wordpress.com).

Hiên tại thì tiến triển ở tổ máy 3 Fukushima vẫn chậm, cho dù tưới nước từtrên cao thì không có thay đổi lớn về bức xạ, 30 phút kể từ khi bắt đầu tướinước thì mức xạ chỉ thay đổi rất ít ( từ 3782 microsievert lúc 9 giờ 40xuống 3754 lúc 10 giờ 20 ngày hôm nay). Trưa nay nghe tin tổ máy 1 và 2 đãcó dấu hiệu ổn, tổ máy 5 và 6 nhiệt độ hạ. Lúc này (4 giờ 21 phút), đoàn xecứu hỏa đã đến nơi chuẩn bị phun nước hạ nhiệt tổ máy 3. HL cảm giác nhưngười ta sắp ra trận!

Lo ngại về mất điện trên bình diện rộng, Bộ Giao thông đã yêu cầu giảm thêmsố chuyến tàu điện.

Bà Bộ trưởng phụ trách về tiêu dùng đã trực tiếp xuống phố, đến thăm các cửahàng nhu yếu phẩm để tận mắt nhìn thấy những kệ hàng trống không một số mặthàng, bà kêu gọi người dân không nên lo lắng mua gom hàng hóa.

Câu lạc bộ bơi lội vừa gọi điện thoại cho hay là sẽ ngừng hoạt động hếttháng 3 để đảm bảo an toàn cho trẻ con và tiết kiệm điện năng, sang tháng 4lúc nào sẵn sàng mở cửa trở lại thì họ sẽ báo lại, sẽ không thu tiền học phítháng 3 cho đến lúc nào nối lại hoạt động.

Entry nhỏ này dành riêng cho tất cả các bạn bè và những người đã và đangquan tâm đến tình hình Nhật bản những ngày này.

Hà Linh nghĩ rằng mọi người đang sống 2 cuộc đời: một cuộc đời thường lệ chomình ở khắp nơi trên thế giới, một cuộc đời khác với buồn thương, lo âu,phấp phỏng đan xen hy vọng cho những người dân Nhật bản, những bạn bè sốngtại đất nước này. Vì vậy mọi người vừa sống cuộc đời mình, vừa sống cuộc đờikhác đồng hành với họ. Mỗi người một phương trời trong đời sống thực củamình, nhưng tâm hồn - đời sống khác thì không biên giới, tưởng chừng như mọingười đang quây quần bên nhau hướng về Nhật bản.

Chắc có lẽ từ ngày 11/3 khi người dân Nhật bản chịu những mất mát, thiệt hạito lớn về con người, vật chất, tinh thần và đối mặt với những khó khăn, nhấtlà diễn biến ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima thì các bạn, các anh, chị, emcũng có thể đã mất đi sự êm ả bình lặng trong cuộc sống của mình, bởi vì mọingười dành tình cảm về xứ sở Anh Đào nơi mỗi mùa xuân đến anh đào nở rộ,bồng bềnh, thanh bình và yên ả… Mùa xuân này Anh Đào vẫn nở, nhưng đất nướcnày không được thanh thản như xuân trước.

Cầu mong mọi người bình yên!

Theo Hiền Thục
 Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.