Nhật Bản "quyết chiến" Trung Quốc?

Trước những động thái cứng rắn, có phần hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, Tokyo  ráo riết tăng cường tìm kiếm đồng minh cả Âu lẫn Á nhằm tạo “lá chắn thép” bảo vệ lợi ích của mình và đủ tầm đối chọi với “rồng Trung Quốc”.

Trước những độngthái cứng rắn, có phần hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyềnbiển đảo, Tokyo  ráo riết tăng cường tìm kiếm đồng minh cả Âu lẫn Á nhằm tạo“lá chắn thép” bảo vệ lợi ích của mình và đủ tầm đối chọi với “rồng TrungQuốc”. 

Giúp Mỹ trở lạichâu Á

Sau phiên họp “2+2” diễnra ngày 21/6, Mỹ - Nhật cùng nhận định sức mạnh quân sự của Trung Quốcđang khiến tình hình an ninh khu vực bất ổn. Hai nước sẽ nỗ lực phối hợpđể ngăn chặn âm mưu bành trướng quân sự của Bắc Kinh.

Chủ nhiệm văn phòngnghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đạiTrung Quốc, ông Dương Bá Giang trong bài trả lời phỏng vấn Thờibáo Hoàn cầu khẳng định, tốc độ phát triển của Trung Quốc đang giatăng áp lực với Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản.

Nhật Bản "quyết chiến" Trung Quốc?
Nhật, Mỹ toan tính thắt chặt hợp tác để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Những tranh chấp Trung –Nhật trên vùng biển Hoa Đông khiến Tokyo luôn ráo riết tìm kiếm sự ủnghộ và hợp tác của các nước có mâu thuẫn ở bất kỳ lĩnh vực nào với TrungQuốc. Còn với Mỹ, Nhật chính là điểm tựa vững chắc để nước này quay lạichâu Á và hợp tác với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, kìm hãm vàngăn cản sức mạnh của Trung Quốc là chiến lược phù hợp với lợi ích chungcủa Mỹ, Nhật trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.

Theo AP, tuyênbố chung Mỹ - Nhật sau phiên họp “2+2” vừa qua đặc biệt chú trọng nộidung: “Hai nước sẽ đôn đốc trách nhiệm nước lớn của Trung Quốc trong gìngiữ ổn định, phồn vinh của khu vực, phát huy tinh thần hợp tác giảiquyết các vấn đề quốc tế và tuân thủ các điều lệ quốc tế của nước này”và “kêu gọi giải quyết vấn đề Đài Loan bằng hòa bình đối thoại”.

Đặc biệt là dư luận NhậtBản đang phản ứng gay gắt trước thỏa thuận vừa được hai nước thông quavề việc lui kế hoạch di dời căn cứ hải quân Mỹ Futenma trên đảo Okinawasau năm 2014.

Theo một thoả thuận năm2006 giữa Washington và Tokyo, 8.000 lính thuỷ quân lục chiến sẽ đượcchuyển từ phía Nam đảo Okinawa tới khu ít dân cư sinh sống trên đảo Guamvào năm 2014. Kế hoạch di dời này hướng tới mục tiêu giảm bớt “sự tànphá" của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa.

Nhật Bản "quyết chiến" Trung Quốc?
Căn cứ Futenma của hải quân Mỹ trên đảo Okinawa.

Tuy nhiên, sau cuộc hộiđàm an ninh song phương, lãnh đạo cấp cao hai nước quyết định lùi thờihạn di dời căn cứ khá tốn kém này.  Theo Washington Post, thỏathuận này là nước cờ chiến lược của hai nước nhằm tăng cường sức mạnhtổng hợp để đối chọi với một Trung Quốc đang không ngừng lớn mạnh. “Sựhiện diện của hải quân Mỹ tại Okinawa trong thời điểm hiện tại là minhchứng cho liên minh vững chắc Mỹ - Nhật, góp phần tích cực duy trì hòabình, ổn định và phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặcbiệt là đối chọi với sự hung hăng và không biết điều của Trung Quốc”.  

"Hai nước đang nỗ lực thắt chặt hợp tác trên phạm vi rộng hơn, nhằm giảiquyết các vấn đề và thách thức", bà Clinton phát biểu trong cuộc họp báosau cuộc hội đàm.

"Bắt tay" ASEAN "chọi" Trung Quốc?

Căng thẳng biển Đông những ngày qua vẫn chưa có dấu hiệu “nguội dịu”,báo chí Nhật Bản lại "đổ dầu vào lửa" khi lên tiếng kêu gọi các nướcASEAN “bắt tay” Tokyo để “đối chọi’ với Trung Quốc.

Tờ YomiuriShimbun ngày 20/6 đăng bài xã luận có nhan đề “Nhật Bản cần xâydựng liên minh quốc tế để ứng phó với Trung Quốc”. Bài báo nhậnđịnh, những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước ASEANvẫn diễn biến phức tạp. Trung Quốc liên tục thể hiện thái độ cứng rắn,khiến nhiều nước quan ngại về hòa bình, ổn định tại biển Đông.

Trong bối cảnh này, lãnh đạo cấp cao Nhật Bản và Indonesia khẩn cấp nhómhọp tại Tokyo ngày 17/6 vừa qua và thống nhất sẽ tăng cường hợp táctrong giải quyết các vấn đề bảo đảm an ninh tại biển Đông và chống hảitặc tại eo biển Malacca.

Bài báo cũng khẳng định, nếu Tokyo và Jakarta thông qua đối thoại tăngcường hợp tác nhằm duy trì ổn định toàn khu vực thì ý đồ bành trướng vàâm mưu “siêu cường biển” của Trung Quốc sẽ bị “dập tắt”.

Tờ Nihon Keizai Shimbun ngày 20/6 cũng có bài viết về nội dunghợp tác này. Trong đó, tác giả nhấn mạnh, quan hệ chiến lược giữa NhậtBản và Indonesia đóng vai trò quan trọng trong dàn xếp căng thẳng. Vớivai trò chủ tịch luân phiên ASEAN, Jakarta sẽ không dễ dàng trong điềuchỉnh quan hệ với Bắc Kinh.

Hiện, Trung Quốc “lên gân” với các nước trong khu vực về vấn đề biểnĐông. Và động thái này không những cản trở hoạt động thăm dò khai tháccủa Việt Nam và Philippines mà còn khiến cho tình hình thêm phần căngthẳng.

Mặt khác, Bắc Kinh cũng không ngừng sử dụng thực lực kinh tế và quân sựcủa mình để tận thu những lợi ích căn bản tại vùng biển này. Vì vậy,Nihon Keizai Shimbun nhận định, Nhật Bản cần khẩn trương tăng cường hợptác với các nước ASEAN.

“Lôi kéo” thêm đồng minh

Ngoài động thái thân mậtvới Mỹ, sau phiên họp “2+2” vừa qua, Nhật Bản cũng tích cực lên kế hoạchhợp tác với Ấn Độ. Theo Washington Post, Tokyo hiểu rõ vị trí nước lớncủa New Delhi trong khu vực và “tâm phục khẩu phục” động thái thận trọngcủa Chính phủ nước này trước sự nổi lên của rồng Trung Quốc trong thờigian qua.

Hàn Quốc, Ấn Độ,Australia và một số quôc gia Đông Nam Á cùng tham dự phiên họp “2+2”cũng bày tỏ sự đồng thuận trong việc tạo ra khối liên minh mới với trụcchính Mỹ - Nhật nhằm tăng cường cảnh giác và đối chọi với động thái cứngrắn của Trung Quốc nhằm tận thu nguồn lợi trên biển.

Theo tờ SankeiShimbun, đối mặt với những thách thức từ sự lớn mạnh của TrungQuốc, Australia sẽ tăng cường trang bị căn cứ quân sự tại Tây Bắc ĐôngNam Á và Ấn Độ Dương.

Theo Mai Anh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.