Nhật đòi xin lỗi, khi Trung Quốc kiên quyết không nhận lỗi

Thủ tướng Nhật ông Shinzo Abe yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi và phải thừa nhận rằng tàu chiến Trung Quốc đã chĩa radar vào tàu Nhật ở vùng biển quốc tế. Trong khi Trung Quốc khẳng định không có sự việc trên.

Thủ tướng Nhật ông Shinzo Abe yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi và phải thừa nhận rằng tàu chiến Trung Quốc đã chĩa radar vào tàu Nhật ở vùng biển quốc tế. Trong khi Trung Quốc khẳng định không có sự việc trên. 

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa yêu cầu Trung Quốc chính thức xin lỗi vì “sự khiêu khích đơn phương” sau khi tàu khu trục nước này chĩa radar điều khiển hỏa lực vào tàu và máy bay của Tokyo gần quần đảo Senkaku vào tháng rồi.

"Chúng tôi muốn Trung Quốc thừa nhận nó (vụ chĩa radar), xin lỗi vì điều đó và nỗ lực ngăn chặn nó tái diễn", ông Abe hôm nay trả lời đài truyền hình BS Fuji TV.
 
Yêu cầu của thủ tướng Nhật được đưa ra sau khi Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ cáo buộc của Tokyo về vụ chĩa radar, trong một mâu thuẫn mới nhất giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh chuỗi đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP

"Chúng tôi vừa xác nhận đã tận mắt chứng kiến và các bức ảnh cũng như những phương tiện khác cho thấy radar đã chĩa về hướng này", ông Abe nói.
 
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng  Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Nhật Bản. Dù vậy, ông Abe hôm 8-2, khẳng định Tokyo có đầy đủ bằng chứng cho thấy tàu Trung Quốc đã có hành động trên và yêu cầu Bắc Kinh đưa ra lời xin lỗi chính thức.
 
Tokyo cho biết vụ quay radar nhắm vào tàu của Nhật xảy ra tháng trước. Bắc Kinh cáo buộc Tokyo thổi phồng "mối đe dọa từ Trung Quốc" nhằm kêu gọi công luận thế giới chống lại nước láng giềng khổng lồ.
 
Trong khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định tuyên bố trong cả hai ngày 19/1 và 30/1, radar của tàu Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động bình thường và "hệ thống điều khiển hỏa lực không được sử dụng".
 
"Nhận xét của phía Nhật Bản là trái với sự thật. Tokyo tạo ra căng thẳng và gây hiểu nhầm cho cộng đồng quốc tế", văn bản của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
 
"Việc Nhật Bản đơn phương công bố những thông tin không đúng sự thật với các phương tiện thông tin đại chúng và các quan chức cấp cao của chính phủ Nhật đưa ra các tuyên bố thiếu trách nhiệm đã thổi phồng lên cái gọi là 'mối đe dọa Trung Quốc'", bộ này nói thêm.
 
Trước đó, Nhật Bản cho biết tàu của Trung Quốc hướng radar ngắm bắn vào tàu của mình hồi tuần trước, đánh dấu lần đầu tiên hải quân hai nước trực tiếp "đối đầu" xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp trên biển Hoa Đông mà một số nhà phân tích lo ngại có thể xảy ra xung đột vũ trang.
 
Một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh: AFP
Một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh: AFP


Đáp lại các phát biểu của Nhật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố rằng "Tokyo đang thực hiện chiến dịch bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc và việc này không giúp ích gì cho việc cải thiện mối quan hệ giữa hai bên".
 
Trong khi đó, thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói rằng vẫn có "cửa sổ cho đối thoại" với Trung Quốc về vấn đề quần đảo tranh chấp, nhưng tái khẳng định sự phản đối của ông đối với việc đối đầu giữa đôi bên hải quân, hành động mà ông Abe đánh giá là "vô cùng đáng tiếc". Lãnh đạo Trunng Quốc Lý Khắc Cường, người được cho là sẽ lên làm thủ tướng vào tháng ba tới, kêu gọi các thành viên lực lượng hải giám tăng cường "thi hành pháp luật" trên các vùng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc.
 
Tất cả các căng thẳng giữa Nhật - Trung lên cao kể từ tháng 9, khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa ba trong số các đảo ở Senkaku/Điếu Ngư và cuộc chiến này vẫn đang ngày càng nóng lên. 
 Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.