Nước Mỹ bấn loạn trước bài toán nợ

Vòng đàm phán về trần nợ quốc gia giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Nhà trắng vừa kết thúc ngày làm việc thứ 5 liên tiếp mà không mang lại kết quả. Sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi thủ lĩnh phe Dân chủ, Thượng nghị sĩ Harry Reid lớn tiếng gọi người đồng nhiệm bên phía Đảng Cộng hòa Eric Cantor là “đồ trẻ con”

Tổng thống Obamayêu cầu 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa sớm đạt được thỏa thuận về việc nâng trần vaynợ cho Chính phủ trong vòng 24-36 giờ tới, nếu không muốn đưa nước Mỹ tới cận kềnguy cơ vỡ nợ.

Vòng đàm phán vềtrần nợ quốc gia giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Nhà trắng vừa kết thúc ngàylàm việc thứ 5 liên tiếp mà không mang lại kết quả. Sự căng thẳng lên đến đỉnhđiểm khi thủ lĩnh phe Dân chủ, Thượng nghị sĩ Harry Reid lớn tiếng gọi ngườiđồng nhiệm bên phía Đảng Cộng hòa Eric Cantor là “đồ trẻ con”. Tất cả chỉ vì 2bên không tìm được tiếng nói chung để giải quyết khoản nợ lên tới hơn 14.460 tỷUSD của nước Mỹ.

Khoản một, Điều 8Hiến pháp Mỹ quy định rõ, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định vềtrần nợ quốc gia, vốn được coi là giới hạn cuối cùng cho các khoản vay nợ củaChính phủ. Kể từ năm 2001 nay, trần nợ này đã được xem xét 10 lần và mức hiệntại (được điều chỉnh vào đầu tháng 2/2010) là 14.294 tỷ USD.

Nước Mỹ bấn loạn trước bài toán nợ

Vòng đàm phán giữa 2 đảng đã kéo dài 5 ngày mà không mang lại kết quả. Ảnh: AFP

Tuy nhiên,tính đến hết tháng 6 vừa rồi, con số nợ nần của Chính phủ Mỹ (chủ yếu làđối với khu vực công) đã lên tới 14.460 tỷ USD, tương đương 98,6% GDPnăm 2010 của nền kinh tế lớn nhất thế giới và vượt xa trần nợ hiện tại.Quốc hội Mỹ sau đó có một tháng để xem xét nới trần nợ, trước khi nướcnày bị coi là vỡ nợ kể từ 1/8 tới.

Sự kiện này nhậnsự chú ý đặc biệt từ cộng đồng quốc tế bởi sức ảnh hưởng của nó tới kinh tế toàncầu là rất khó đo đếm. Ngay trong ngày 14/7, Standard & Poor’s trở thành hãngxếp hạn tín nhiệm thứ 2 sau Moody’s cảnh báo về khả năng đánh tụt hạng tín nhiệmquốc gia đối với Mỹ nếu câu chuyện nợ không sớm được giải quyết.

Tuy nhiên, bàitoán kinh tế này lại không dễ có lời đáp khi nó liên quan mật thiết tới các vấnđề chính trị. Theo tờ Chicago Tribune, phe Dân chủ (đảng của Tổng thốngObama) mà đứng đầu là Thượng nghị sĩ Harry Reid đề xuất cho phép nâng trần nợ vàgiải quyết khoản thâm hụt 1.500 tỷ USD của Chính phủ trong vòng 10 năm tới.

Tuy nhiên, ĐảngCộng hòa lại cho rằng thực hiện kế hoạch này sẽ khiến ngân sách dành cho phúclợi xã hội giảm, trong khi thuế đánh vào người giàu tăng cao. Đây là nhân tố gâyảnh hưởng lớn tới việc làm và đầu tư. Theo đề xuất của Thượng nghị sĩ EricCantor, một gói giải cứu ngắn hạn là “đủ” để giải quyết vấn đề, thay vì một kếhoạch ngân sách kéo dài, vắt qua kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012.

Khá căng thẳngtrước những bất đồng giữa 2 bên, kết thúc phiên làm việc ngày 14/7, Tổng thốngBarrack Obama kết luận: “Chúng ta sẽ gặp lại nhau vào ngày mai để quyết định xemthế nào là đủ”.

“Nếu không tìmđược giải pháp, vòng đàm phán sẽ được tiếp tục trong 2 ngày cuối tuần”, ôngObama cảnh báo.

Theo Nhật Minh
 Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.