Obama giành được thỏa thuận giải cứu nước Mỹ

Thông tin này vừa được Tổng thống Barack Obama phấn khởi thông báo vào những thời khắc cuối cùng của tháng 7, tức đầu giờ sáng nay theo giờ Hà Nội. Theo đó, lãnh đạo 2 đảng đã đồng ý với kế hoạch cắt giảm 1.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong vòng 10 năm tới. Đây được xem là điều kiện đi kèm kiên quyết để Quốc hội Mỹ có thể thông qua kế hoạch nâng giới hạn vay nợ quốc gia vượt qua con số 14

Lãnh đạo 2Đảng Dân chủ và Cộng hòa vừa nhất trí với kế hoạch chung cho phép nâng giới hạnvay mượn quốc gia, chỉ chưa đầy 24 giờ trước khi nước Mỹ chính thức rơi vào cảnhvỡ nợ.

Thông tin này vừađược Tổng thống Barack Obama phấn khởi thông báo vào những thời khắc cuối cùngcủa tháng 7, tức đầu giờ sáng nay theo giờ Hà Nội. Theo đó, lãnh đạo 2 đảng đãđồng ý với kế hoạch cắt giảm 1.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong vòng 10 nămtới. Đây được xem là điều kiện đi kèm kiên quyết để Quốc hội Mỹ có thể thông quakế hoạch nâng giới hạn vay nợ quốc gia vượt qua con số 14.300 tỷ USD hiện tại.

Obama giành được thỏa thuận giải cứu nước Mỹ
Mỹ đã đạt được thỏa thuận ban đầu vè nâng trần nợ công. Ảnh: Bloomberg

“Tôi muốnthông báo rằng lãnh đạo các đảng tại cả 2 viện đạt được thỏa thuận vềviệc giảm thâm hụt ngân sách và tránh cho nền kinh tế khỏi thảm họa vỡnợ”, ông Obama thông báo dù cho biết thêm rằng ông chưa thực sự hài lòngvới các điều khoản trong thỏa thuận này.

"Tuy nhiên, mọiviệc vẫn chưa kết thúc", Tổng thống Mỹ thận trọng phát biểu từ Nhà Trắng.

Mặc dù đã đượclãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hòa chấp nhận nhưng kế hoạch “giải cứu” nước Mỹvẫn sẽ phải trải qua 2 cuộc bỏ phiếu tại Thượng và Hạ viện ngay hôm nay, trướckhi chính thức có hiệu lực. Kế hoạch này cũng bao gồm việc thành lập ủy ban nhằmđưa ra một báo cáo chi tiết hơn về kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách vàotháng 11 tới.

Ngay trước khi 2đảng đạt được thỏa thuận nêu trên, Quốc hội Mỹ cũng đã bác bỏkế hoạch do người đứng đầu Đảng Dân chủ tại Thượng viện, Nghị sĩ Harry Reidsoạn thảo vào cuối tuần trước. Theo kế hoạch này mức nâng trần nợ sẽ được nângthêm 2.700 tỷ USD trong khi thâm hụt ngân sách sẽ phải cắt giảm khoảng 2.200 tỷUSD.

Trần nợ công chínhlà giới hạn được đặt ra bởi Quốc hội Mỹ, quy định mức tối đa mà chính quyền liênbang có thể đi vay một cách hợp pháp. Mức này được áp dụng trên số nợ đối vớicác trái chủ và các quỹ ủy thác như an ninh xã hội và chăm sóc người già. Mứctrần nợ đang áp dụng hiện nay của Mỹ là 14,294 nghìn tỷ USD. Theo CNNCongressional Research Service, con số này đã được nâng lên tổngcộng 74 lần kể từ năm 1962.

Nếu Mỹ không thể đi đến thống nhất vào ngày 2/8sắp tới, các hãng xếp hạng tín nhiệm sẽ đánh tụt mức AAA đáng tự hào của Mỹ, vàảnh hưởng mà việc này gây ra là không nhỏ. Hạ mứctín nhiệm có nghĩa là khả năng vỡ nợ sẽ cao hơn, và do vậy các chủ nợ sẽ đòi lãisuất cao lên. Tín nhiệm của chính phủ giảm đồng nghĩa với việc mọi người dân Mỹcũng sẽ phải trả nhiều tiền hơn do lãi suất lên các khoản cho vay tiêu dùng, chovay đi học, mua ô tô, thế chấp hay thẻ tín dụng sẽ tăng theo. Lãi suất cao sẽlàm giảm thu nhập của người dân và đẩy nhiều gia đình vào cảnh nghèo khó.

Theo CreditSuisse, nếu không đạt được thỏa thuận, nhưng lại không vỡ nợ, thì mỗi thángkhông tăng trần nợ công, GDP của Mỹ sẽ giảm 0,5 - 1%, cổ phiếu giảm 10 – 15% vàtrái tức cũng giảm xuống còn 2,75%. Trường hợp xấu nhất là vỡ nợ, thì GDP của Mỹsẽ có thể giảm tới 5% và cổ phiếu nước này cũng sẽ rớt giá đến 30%.

Theo các nhà phântích, việc Mỹ vỡ nợ cũng sẽ làm giá dầu tăng nhanh đột biến. Mặc dù điều này làcó lợi cho các nhà sản xuất dầu, nhưng giá tăng quá cao không phải là tín hiệutốt cho nền kinh tế toàn cầu và có thể dẫn đến áp lực giá ở khắp nơi.

Tuy vậy, người tađang hy vọng rằng FED có thể ra tay ứng cứu để giải thoát cho Mỹ khỏi cảnh nợnần nếu thỏa thuận về nâng trần nợ công không thể đạt được. FED hiện nắm giữ1,63 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ. Họ có thể bán số trái phiếu này thôngqua nghiệp vụ thị trường mở. Tất cả khoản chênh lệch mà FED thu được sẽ đượcchuyển cho Bộ tài chính Mỹ. Điều này có nghĩa rằng doanh thu từ việc bán tráiphiếu sẽ có thể được dùng để chi trả cho các hoạt động của chính phủ mà khôngphải đi vay. Việc này hoàn toàn hợp pháp vì những trái phiếu này đã được pháthành rồi và cũng đã được tính vào mức trần nợ. Chính phủ Mỹ phải vay khoảng 125triệu USD mỗi tháng. Vì thế, ít nhất thì trên lý thuyết, FED cũng có thể giúpchính phủ cầm cự được gần 1 năm.

Các mốc đángnhớ trong cuộc đàm phán nâng trần nợ công Mỹ

16/5/2011: Chính phủ Mỹchạm mức trần nợ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner nói với Quốc hội rằngông sẽ phải cắt hết các khoản đầu tư vào các quỹ hưu trí cho đến ngày 2/8 để cầmcự trong khi chờ chính phủ đi vay thêm tiền từ thị trường. Ông thúc giục Quốchội nâng trần nợ công để “bảo vệ uy tín của nước Mỹ và tránh các thảm kịch kinhtế cho người dân”. Thế nhưng, Quốc hội không có động thái nào, rất nhiều nghị sĩđảng Dân chủ và Cộng hòa nói rằng họ sẽ không nâng trần nợ trừ phi Quốc hội vàtổng thống Obama đồng ý cắt giảm chi tiêu một cách đáng kể và tìm kiếm mọi biệnpháp để kiềm chế nợ.

31/5/2011: Hạ viện Mỹ bác bỏ đề xuất nâng mứctrần nợ thêm 2,4 nghìn tỷ USD trong một cuộc bỏ phiếu được tổ chức bởi các nghịsĩ đảng Cộng hòa để gây áp lực buộc ông Obama đồng thời phải cắt giảm chi tiêu.Việc này được xem là một thủ thuật chính trị của Hạ viện – nơi các nghị sĩ đảngCộng hòa chiếm đa số - để buộc ông Obama phải đáp ứng yêu cầu của mình.

9/6/2011: Bộ trưởng tài chính Mỹ Tim Geithner cốgắng thỏa thuận với các yêu cầu đòi cắt giảm chi tiêu của đảng Cộng hòa, và chorằng tăng thuế mới là biện pháp đúng đắn.

23/6/2011: Đảng cộng hòa tuyên bố bế tắc trongđàm phán và đổ lỗi cho đảng Dân chủ cứ khăng khăng đòi xóa bỏ việc giãn thuế chongười giàu và một số ngành nghề kinh doanh khác để thu thêm 400 tỷ USD.

29/6/2011: IMF nói rằng Mỹ cần phải nâng trần nợcông để tránh một “cú shock nghiêm trọng” cho thị trường toàn cầu và nhất là đốivới sụ phục hồi kinh tế đang rất mong manh hiện nay. Tổng thống Obama kêu gọităng cường tạo ra việc làm, chỉ trích đảng Cộng hòa không chịu xóa bỏ giãn thuếcho người giàu và nhất quyết muốn cắt giảm chi tiêu.

3/7/2011: Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện MỹJohn Boehner bí mật gặp nhau để thảo luận về một thỏa thuận hợp tác nhằm tiếtkiệm tới 4 nghìn tỷ USD trong vòng hơn 10 năm bằng cách rà soát lại hệ thốngthuế và thay đổi một số chương trình phúc lợi xã hội.

5/7/2011: Tổng thống Obama chính thức mời các nhàlàm luật đến Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán và dự định thống nhất dự luật vàongày 22/7.

9/7/2011: John Boehner nói rằng thỏa thuận này làkhông thể đạt được do quan điểm của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa là quá khácnhau. Họ chỉ chung nhau một điểm là công nhận sự cần thiết của việc nâng trần nợcông. Ông nói đảng Cộng hòa sẽ không chấp nhận việc tăng thuế mà đảng Dân chủ đềxuất. Thay vào đó, ông kiến nghị cắt giảm ngân sách chính phủ với mức 2 nghìn tỷUSD.

11/7/2011: Ông Obama tuyên bố kêu gọi sự nhượngbộ từ cả hai đảng để nhanh chóng đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ công trướcngày 2/8 để tránh nguy cơ vỡ nợ.

12/7/2011: Lãnh đạo nghị sĩ đảng Cộng hòa MitchMcConnell đề xuất một phương án dự phòng để tăng trần nợ trong trường hợp haiđảng không đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị bác bỏ do có nhiềuthủ thuật nhằm gây ảnh hưởng chính trị tới cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Kếhoạch này sẽ tạo cơ hội cho đảng Cộng hòa trở nên tốt đẹp hơn và tổng thống lạithành xấu xa hơn trong mắt mọi người.

14/7/2011: Standard & Poor nói rằng khả năng họđánh tụt mức tín nhiệm AAA của Mỹ là 50-50 nếu nước này cứ tiếp tục lâm vào tìnhtrạng bế tắc. Tổng thống Obama cũng tạm dừng các cuộc đàm phán và cho lãnh đạocác đảng 24-36 giờ để đưa ra các kế hoạch hành động.

17/7/2011: Ông McConnel và lãnh đạo đảng Dân chủHarry Reid bàn bạc về kế hoạch dự phòng của McConnell để cho phép tổng thốngObama nâng mức trần nợ. Obama cũng bí mật gặp Boehner và Eric Cantor tại NhàTrắng nhưng không đi đến được một thỏa thuận nào cả.

18/7/2011: Bất chấp tất cả những lời kêu gọinhượng bộ, đảng Cộng hòa vẫn kiên quyết theo đuổi mục tiêu cắt giảm và giới hạnchi tiêu chính phủ, đồng thời đòi sửa đổi Hiến pháp Mỹ về sự cân bằng ngân sách.

22/7/2011: Boehner từ chối liên lạc với tổngthống do bất đồng trong việc tăng doanh thu cho chính phủ. Trước đó, ông Obamađã đồng ý cắt giảm 4 nghìn tỷ USD chi tiêu, trong đó có các khoản đầu tư vào anninh xã hội, chăm sóc người già và người thu nhập thấp.

26/7/2011: Boehner đề xuất một phương án cắt giảmkhác với 850 tỷ USD trong 10 năm và 1 tỷ năm 2012 nhưng đã bị phản đối.

29/7/2011: Hạ viện thông qua một dự luật sửa đổibao gồm cả việc yêu cầu Quốc hội thông qua sửa đổi hiến pháp về cân bằng ngânsách. Reid nói kế hoạch hai bước này là không thể chấp nhận được và do vậy đã bịThượng viện bác bỏ.

30/7/2011: Đến lượt dự thảo ngân sách của Reid bịHạ viện bác bỏ. Boehner và McConell nói rằng họ vẫn đang đàm phán với tổng thốngvà chắc chắn sẽ tránh được khả năng vỡ nợ cho Mỹ.

31/7/2011: Tổng thống Obama và các lãnh đạo quốchội đạt được thỏa thuận ban đầu về việc nâng trần nợ công của Mỹ. Theo đó, chitiêu chính phủ sẽ phải cắt giảm 1 nghìn tỷ USD ngay lập tức, và một ủy ban đặcbiệt sẽ được thành lập để tiết kiệm được thêm 1,8 nghìn tỷ USD trong năm nay.Vòng 2 của việc cắt giảm này sẽ liên quan đến việc soạn thảo lại một số luật sởhữu và thuế, khung dự thảo sẽ được giao cho ủy ban liên hiệp mới. Tuy nhiên, cácquan chức Nhà Trắng cho hay thỏa thuận cuối cùng tại các cuộc đàm phán vẫn chưathể đạt được.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.