Obama tăng sức ép với tổng thống Ai Cập

Tổng thống Mỹ yêu cầu người đồng nhiệm Ai Cập đánh giá di sản của mình và rời khỏi ghế tổng thống theo cách nào có thể giúp đất nước đang tan hoang vì bạo loạn này một cơ hội tốt nhất để có hòa bình và dân chủ.

Tổng thống Mỹ yêu cầu ngườiđồng nhiệm Ai Cập đánh giá di sản của mình và rời khỏi ghế tổng thống theo cáchnào có thể giúp đất nước đang tan hoang vì bạo loạn này một cơ hội tốt nhất đểcó hòa bình và dân chủ.

Ông chủ Nhà Trắng cũng đang tìmsự đồng thuận của thế giới nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak,82 tuổi, có "quyết định đúng".

"Tôi tin rằng Tổng thốngMubarak rất quan tâm đến đất nước. Ông ta kiêu ngạo, nhưng ông ta cũng là mộtngười ái quốc", Obama phát biểu hôm qua, trong khi tại Cairo, các cuộc biểutình phản đối và nổi dậy vẫn nóng bỏng.

Tổng thống Mỹ yêu cầu Mubaraklắng nghe những đồng sự trong chính phủ và nghe theo lời kêu gọi của người dân,cũng như cần quyết định có chấp nhận một quá trình chuyển giao quyền lực nghiêmtúc hay không.

Lời phát biểu này thể hiện chiếnthuật mới của Obama. Thay vì kêu gọi người Ai Cập dừng những cuộc bạo loạn trênđường phố và xây dựng một chính phủ cởi mở tự do hơn, Obama giờ đây công khaiđánh vào uy tín và niềm tự hào của ông Mubarak, người đã làm tổng thống Ai Cậpba thập niên.

Obama tăng sức ép với tổng thống Ai Cập
Một người đàn ông, được cho là ủng hộ chính phủ của Tổng thống Mubarak, bị những người biểu tình ở quảng trường Tự do bắt giữ. Ảnh: AP.

"Câu hỏi quan trọng nhất mà ôngất tự vấn bây giờ là "Làm thế nào tôi có thể để lại phía sau lưng một di sảnmà trong đó Ai Cập có thể vượt qua giai đoạn chuyển giao quyền lực này?", APtrích lời Obama nói với các phóng viên. "Và tôi hy vọng là - là ông ấy sẽ cóquyết định đúng đắn".

Trước sức ép từ các cuộc biểutình, Mubarak cam kết sẽ không tái cử trong cuộc bầu cử tháng 9 tới. Tuy nhiênông nhất quyết không từ chức.

Trong khi đó tại thủ đô Ai Cập,biểu tình và bạo loạn đã bước sang ngày thứ 11. Hôm qua, có tới 100.000 người đổra đường phố, và việc tuần hành diễn ra tương đối ôn hòa.

Những người biểu tình thề tiếptục xuống đường cho đến khi nào ông Mubarak phải ra đi, và họ dường như đang hânhoan trong không khí chiến thắng và đầy quyết tâm, sau khi đã đẩy lùi nhữngngười biểu tình ủng hộ chính phủ tại quảng trường Tahrir (Tự do) hôm thứ tư. Haingày thứ tư và thứ năm là những giờ phút hỗn loạn nhất trong chuỗi ngày khủnghoảng hiện nay ở Ai Cập

Quảng trường Tự do đông nghẹt mộtbiển người trong cuộc biểu tình được mệnh danh là "sự ra đi ngày thứ sáu". Nhữngngười phản đối chính phủ hy vọng đó sẽ là ngày ông Mubarak từ chức. Đây là cuộcbiểu tình lớn thứ hai trong thời gian gần đây ở Cairo, sau sự kiện có 250.000người tham gia hôm thứ ba tuần này.

Trong đám đông hôm qua có cảnhững gia đình mang theo trẻ em đi cùng. Điều đó cho thấy tình trạng bạo lựckhông còn căng thẳng như hai ngày trước. Khi đó, những người ủng hộ chính phủ đãcưỡi ngựa hoặc lạc đà, đem theo các cục bê tông, thanh sắt và bom cháy ném vàođám đông, sau đó bỏ chạy, theo AP.

Chính quyền Mỹ đã đàm phán vớimột số quan chức cấp cao nhất của Ai Cập về khả năng lập một chính phủ quân quảnlâm thời, chuẩn bị cho đất nước bước vào một cuộc tổng tuyển cử, trong đó ôngMubarak sẽ thôi chức, phó tổng thống mới được bổ nhiệm là Omar Suleiman sẽ tạmcầm quyền. Suleiman đã đề nghị đàm phán với tất cả các lực lượng chính trị củaAi Cập, kể cả nhóm Hồi giáo cực đoan từng bị cấm hoạt động là Huynh đệ Hồi giáo,về chủ đề sửa đổi hiến pháp nhằm đảm bảo có một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do.

Theo Mai Trang
 VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.