Sarkozy, Cameron "lặn lội sang" Libya không chỉ vì dầu

Chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy đến Libya khiến nhiều người nghĩ ngay đến cuộc chia trữ lượng dầu khí khổng lồ của quốc gia Bắc Phi. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, dầu khí không phải tất cả những gì phương Tây cần.

Chuyến thăm của Thủtướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy đến Libya khiếnnhiều người nghĩ ngay đến cuộc chia trữ lượng dầu khí khổng lồ của quốc giaBắc Phi. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, dầu khí không phải tất cả nhữnggì phương Tây cần.

Nhà phân tích JohnLaughland thuộc Viện nghiên cứu Dân chủ và Hợp tác cho rằng, lãnh đạoAnh và Pháp đến Libya gặp lãnh đạo Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya(NTC) nhằm khẳng định dấu chấm hết của chế độ Gaddafi.

“Hai nhà lãnh đạo này tớiLibya để cho cả thế giới thấy rằng, nỗ lực lật đổ nhà lãnh đạo Gaddaficủa họ đã thành công”, ông John Laughland nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, chuyên gianày nhận định, dù thực tế chuyến thăm có thể mang về cho Anh và Phápnhững hợp đồng dầu khí hậu hĩnh nhưng dầu khí không phải động cơ chínhthôi thúc phương Tây đến với cuộc chiến này.

“Các hợp đồng dầu khíkhông phải tất cả những gì họ cần. Tôi cho rằng, cuộc chiến tranh tạiIraq, Libya và Kosovo đều là những cuộc chiến liên quan đến hệ tư tưởng.Nỗ lực lật đổ đại tá Gaddafi cho thấy phương Tây muốn chứng tỏ rằng, cảthế giới đang hướng theo mô hình chính trị mà ở đó, phương Tây là thếlực thống trị và cuộc cách mạng Mùa xuân Arab là một phong trào vì nềndân chủ tự do kiểu phương Tây”, ông khẳng định.

Theo nhà phân tích JohnLaughland, vì chính quyền Libya cản bước đi của phong trào này nên đươngnhiên chế độ Gaddafi phải bị loại khỏi “cuộc chơi”.

Sarkozy, Cameron "lặn lội sang" Libya không chỉ vì dầu
Theo nhà phân tích John Laughland, phương Tây muốn truyền bá hệ tư tưởng tại Libya.

“Vì cản trở quá trìnhtruyền bá hệ tư tưởng của phương Tây, những chính quyền như Iraq, Kosovovà Libya đều bị cáo buộc với những lý do giống nhau để rồi phải thoáilui khỏi chính trường. Và một khi công cuộc lật đổ chính quyền hoàn tất,những chế độ bảo hộ quân sự kiểu Mỹ, Pháp hay Đức sẽ được dựng lên”, ôngJohn Laughland quả quyết.

Chuyên gia này khẳngđịnh, những kiểu can thiệp vào các chính quyền “cản mũi” thế này sẽ cònlặp lại nhiều lần.

Trong khi đó, EricDenece, Giám đốc và cũng là người sáng lập Trung tâm nghiên cứu Tình báoPháp cho rằng, chiến dịch không kích Libya dù tốn kém nhưng mang lại chophương Tây “món hời” lớn.

“Khi tôi đến Libya vàituần trước, tôi cố gắng giải thích với các thành viên Hội đồng chuyểntiếp quốc gia Libya rằng, họ sẽ phải trả rất nhiều tiền cho Pháp, Anh vànhững thành viên NATO tham gia cuộc chiến này. Tuy nhiên, nỗ lực giảithích của tôi dường như là thừa. Giới chức NTC hoàn toàn nhận thức đượcvấn đề này”, ông Eric Denece.
 
Theo quan chức này, sở dĩ phương Tây gần đây thường xuyên nhấn mạnh đếnnhững món tiền được nhận lại sau khi tấn công Libya cũng như các hợpđồng dầu khí hậu hĩnh là bởi họ muốn tạo cho mình cũng như dư luận cảmgiác chiến thắng.

“NATO không muốn cộngđồng quốc tế chú ý đến thực tế rằng, cuộc chiến tại Libya vẫn chưa kếtthúc bởi sự kháng cự quyết liệt của lực lượng ủng hộ Gaddafi và nhữngmâu thuẫn thực tại bên trong đội ngũ quan chức NTC”, ông Eric Denecenhấn mạnh.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.