Sẽ dùng trực thăng đổ nước vào lò hạt nhân Nhật

Công ty quản lý nhà máy điện hạt nhân đang bị hư hại của Nhật có thể dùng trực thăng để đổ nước vào bể chứa các thanh nhiên liệu của lò phản ứng, ngăn chặn nguy cơ nhiên liệu nóng chảy và phát xạ ra ngoài.

Công ty quản lý nhà máy điệnhạt nhân đang bị hư hại của Nhật có thể dùng trực thăng để đổ nước vào bể chứacác thanh nhiên liệu của lò phản ứng, ngăn chặn nguy cơ nhiên liệu nóng chảy vàphát xạ ra ngoài.


Hãng tin Kyodo cho biết nướctrong bể chứa các thanh nhiên liệu đã sử dụng ở lò phản ứng số 4 thuộc nhà máyđiện hạt nhân Fukushima I đang sôi. Nếu nước bay hơi và cạn đi, các thanh nhiênliệu sẽ bị phơi ra không khí. Không được làm mát, chúng sẽ bị quá nóng, bắt lửavà phát chất phóng xạ vào không khí.

Sẽ dùng trực thăng đổ nước vào lò hạt nhân Nhật
Ảnh vệ tinh chụp nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật. Lò phản ứng số 3 bốc khói trong vụ nổ hôm 14/3. Ảnh: AFP/Digital Globe

Sáng nay một vụ cháy đã xảyra ở lò số 4, và các chuyên gia lo ngại rằng lửa bùng lên ở bể chứa cácthanh nhiên liệu. Lò số 4 đã dừng hoạt động ngay khi động đất xảy ra, tuynhiên các thanh nhiên liệu - được bao bọc kín - vẫn có khả năng phát ranhiệt.

Một phát ngôn viên của công tyđiện Tokyo, đơn vị điều hành nhà máy điện Fukushima I, thông báo trên truyềnhình Nhật: "Chúng tôi không có cách nào khác là dội nước từ trực thăng xuống,hoặc phun nước từ bên ngoài vào lò. Chúng tôi sẽ tiến hành việc này vào ngày maihoặc ngày kia".

Tính đến nay có bốn trong sáu lòphản ứng của Fukushima I (Dai-ichi) bị hư hại. Lần lượt đã có các vụ nổ hydroxảy ra tại các lò này, riêng lò số 4 còn có cháy. Hôm nay chính phủ Nhật tuyênbố mức độ phóng xạ đã lên cao đến mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ conngười, theo AFP.

Sẽ dùng trực thăng đổ nước vào lò hạt nhân Nhật
Hai phụ nữ này bịt miệng để đề phòng bị nhiễm xạ, ảnh chụp hôm 14/3 tại tỉnh miền đông bắc Nhật Iwate. Ảnh: AFP

Khoảng 200 nghìn người dântrong vòng bán kính 20 km tính từ nhà máy đã được sơ tán hôm qua. Hôm nay,Nhật khuyến cáo người dân trong vòng bán kính 30 km không ra khỏi nhà và ápdụng các biện pháp tránh nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ. Một vùng cấm bay bánkính 30 km cũng được thiết lập phía trên nhà máy điện hạt nhân bị hư hại.

Vụ nổ thứ ba tại nhà máy điệnFukushima I sáng nay khiến Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) lo ngại."Sau hai vụ nổ đầu, lớp vỏ bọc của lõi lò còn nguyên vẹn. Tuy nhiên vụ nổ tại lòphản ứng số 2 (vụ sáng sớm nay) có thể đã ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn của lớp vỏbọc", tuyên bố của IAEA có đoạn.

Nga, Trung Quốc đã tính đếnphương án sơ tán công dân đề phòng nguy cơ phát xạ ở Nhật. Ngoại trưởng Phápđánh giá "tình hình là rất nghiêm trọng" đối với nhà máy điện hạt nhân nói trên.

Tại Tokyo, cách nhà máy Fukushima250 km, nồng độ phóng xạ trong không khí hôm nay cao gấp 10 lần mức thôngthường, theo Reuters, tuy nhiên chưa đến mức gây nguy hại cho sức khoẻ của ngườidân thành phố 13 triệu người này.

8 giờ sau vụ nổ sáng nay (khoảng12h giờ Hà Nội), cơ quan khí tượng của Liên hợp quốc cho biết gió đưa chất phóngxạ bay ra Thái bình dương, ra xa Nhật Bản và các nước châu Á khác.

Tại một số quốc gia Đông Á nhưPhilippines và Việt Nam đã xuất hiện tin đồn về mây phóng xạ và mưa axít, lannhanh qua mạng Internet và tin nhắn điện thoại. Các tin này đã được giới chức vàcác nhà khoa học khẳng định là không có cơ sở, tính đến hôm nay. Viện Năng lượngNguyên tử Việt Nam đã yêu cầu các cơ sở trực thuộc theo dõi mức độ phóng xạ vàthông báo ngay nếu có bất thường gì.

Theo Thanh Mai
Vnexpres



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.