Tại sao Nga "sợ" Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

Nga lo ngại Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ tạo điều kiện cho Taliban mở rộng căn cứ sang các quốc gia từng thuộc liên bang Xô viết ở Trung Á, thậm chí là chính nước Nga.

Nga lo ngại Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ tạođiều kiện cho Taliban mở rộng căn cứ sang các quốc gia từng thuộc liên bangXô viết ở Trung Á, thậm chí là chính nước Nga.

Một thập kỷ qua, các nhàhoạch định chính sách của Nga theo dõi từng bước đi của Mỹ trong cuộcchiến tại Afghanistan, sau khi nước này thực hiện chiến lược thâm nhậpvào các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết cũ ở Trung Á; khi mà Washingtonthiết lập căn cứ quân sự và xây dựng quan hệ với các nước trong phạm viảnh hưởng của Nga như Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Nhưng hiện tại, điện Kremlin đối mặt với điều nguy hiểm hơn việc Mỹ đếnTrung Á: Mỹ rút dần khỏi Trung Á.

Mỹ tuyên bố sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan vào năm 2014. Điều gìthực sự khiến Chính phủ Mỹ quyết định như vậy còn chưa rõ ràng nhưng cóđiều chắc chắn là Mỹ rời đi đồng nghĩa với việc ít nhất Taliban đượcgiải thoát khỏi một mối nguy hiểm.

Tại sao Nga "sợ" Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
Nga lo ngại Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Ảnh minh họa

Nói cách khác, việc nàytạo điều kiện cho các nhóm Hồi giáo cực đoan di chuyển về phía Bắc, tiếnvào các nước Trung Á từng thuộc Liên Xô và có thể thâm nhập vào Nga.

Tháng trước, các quan chức Nga công khai thảo luận về mối đe dọa này.Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) Nikolai Bordyuzhacho hay: "Chúng tôi đang trên bờ vực giải quyết các vấn đề ởAfghanistan, nhưng vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ, dự đoán tình hìnhkhông có nhiều tiến triển tại khu vực Trung Á, đặc biệt là sau 2014”.Ông này cho biết thêm Afghanistan chắc chắn vẫn là cơ sở của các tổ chứchoạt động khủng bố và cực đoan sau năm 2014.

Thêm vào đó, Đại táVladimir Chirkin cho hay, Nga có thể tăng cường hoạt động quân sự tạibiên giới với khu vực Trung Á sau khi Mỹ rút hết quân khỏi Iraq vàAfghanistan, mục tiêu tránh các mối đe dọa leo thang đến biên giới phíaNam của chúng tôi".

Mặt khác, Đại sứ Nga tại NATO Dmitry Rogozin nhận định: "Chúng tôi khôngmuốn NATO ra đi và để lại hậu quả cho chúng tôi. Ngay sau khi NATO rútquân, Taliban sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Tajikistan và Uzbekistan,sau đó nó sẽ trở thành vấn đề của chúng tôi".

Hiện chưa thể xác định được số lượng quân Uzbek, Tajiks và một vài nhómkhác ở Trung Á đang chiến đấu ở Afghanistan hoặc Pakistan nhưng một khiMỹ rút quân, họ sẽ rời Afghanistan,  trở về chiến đấu trong các nướccộng hòa từng thuộc Liên Xô (đơn cử như Chechnya), ông GeorgiEngelhardt, một chuyên gia tại Moscow nhận định.

Dù Chính phủ của các quốc gia Trung Á từng thuộc Liên Xô đang nỗ lực dậptắt mọi âm mưu chống đối, kiểm soát các nhóm tôn giáo cực đoan...nhưngnhững nỗ lực này sẽ không ngăn cản được âm mưu của các nhóm khủng bố Hồigiáo cực đoan. Biên giới Nga có thể sẽ bất ổn hơn, thậm chí những phầntử khủng bố Hồi giáo cực đoan sẽ thâm nhập vào Nga thông qua cộng đồnglao động Trung Á.

Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng mối đe dọa sau khi Mỹ rút quânkhỏi Afghanisran đang bị thổi phồng quá mức. Ông Arkady Dubnov mộtchuyên gia về Trung Á cho hay: "Những gì chúng ta đang thấy bây giờ chỉlà chiêu PR tinh tế của Nga trước khi Mỹ rút hết quân lính khỏi lãnh thổAfghanistan. Chiêu này mục tiêu buộc các bên phải chấp nhận sự tất yếucác biện pháp an ninh của Nga tại Trung Á".

Ông Dubnov lập luận rằng mối đe dọa Hồi giáo ở Trung Á là một cái cớ đểNga tự cho phép mình áp đặt an ninh tại khu vực này. "Mọi người đều biếtrằng Taliban sẽ không ra khỏi Afghanistan và tiến vào Trung Á nhưng Ngalại tuyên bố rằng đó là mối đe dọa".

Mặt khác, khu vực Trung Á hoàn toàn có thể nhận được viện trợ quân sựhợp pháp từ các cường quốc bên ngoài nếu như Taliban tràn xuống khu vựcnày.

Ngoài ra, thái độ hoài nghi lớn nhất của Nga về việc liệu Mỹ có thực sựrời khỏi Afghanistan trong khi Mỹ đang chiếm chỗ đứng chiến lược ở TrungÁ mà bấy lâu nay nước này cất công giành giật.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.