Thủ đoạn độc ác "đoạt" ngôi vua của bà hoàng Nguyễn Thị Anh

Sử sách chép rằng, vua Thái Tông có 4 người con là Nghi Dân, Khắc Xương, Bang Cơ, Tư Thành. Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên đã xảy ra việc tranh chấp ngôi báu giữa các bà vợ... Dùng con... "giở" thủ đoạn Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Nghi Dân là con trưởng của vua Lê Thái Tông và Dương thị hoàng hậu, vốn đã được lập làm thái tử từ nhỏ

 Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh là người đàn bàxinh đẹp, nhưng đầy mưu mô xảo trá, thường tìm mọi cách để chiếm được sự ưuái của vua Lê Thái Tông.


Sử sách chép rằng, vua Thái Tông có 4 người con là Nghi Dân, Khắc Xương,Bang Cơ, Tư Thành. Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau mộtvài tuổi) nên đã xảy ra việc tranh chấp ngôi báu giữa các bà vợ...

Dùng con... "giở" thủ đoạn

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Nghi Dân là con trưởng củavua Lê Thái Tông và Dương thị hoàng hậu, vốn đã được lập làm thái tử từnhỏ. Nhưng sau đó, Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái, nên năm 1441, vuanghe lời, truất ngôi của Nghi Dân, nhưng vẫn chưa định ai ở ngôi vị tháitử... Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đãcó thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông.Cùng lúc đó, một bà phi khác là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Giao - vốn ngườiduyên dáng, dịu dàng, hiền hậu được vua sủng ái - lại có mang sắp sinhvà trong cung cũng rộ tin tức Tiệp dư nằm mộng thấy Thượng đế sai mộttiên đồng xuống đầu thai làm con trai bà. Vì vậy, hoàng hậu Nguyễn ThịAnh sợ bà Ngọc Giao sinh được con trai thì hoàng tử Bang Cơ sẽ khôngđược kế vị, bèn cấu kết với Đinh Thắng, một hoạn quan tâm phúc để lậpmưu hại Tiệp Dư.

Thủ đoạn độc ác "đoạt" ngôi vua của bà hoàng Nguyễn Thị Anh

Ảnh minh họa

Đinh Thắng lấy một hìnhnhân đàn ông, lấy 7 mũi kim đâm vào lưng và ngực, dưới chân ghi chữ BangCơ và cố tình để cho một cung nhân bắt được tâu lên vua. Hoàng hậuNguyễn Thị Anh là kẻ chủ mưu nhưng lại ra vẻ là người bị hại và đòi nhàvua phải truy cứu việc này đến cùng, phải tìm ra được người làm việc nàyvà xử theo luật cho voi dày ngựa xéo. Một không khí nặng nề bao trùmtrong cung.

Tiệp dư Ngọc Giao là người bị nghi ngờ nhiều nhất. Nhà vua rất băn khoănvà chỉ khép vào tội phát lưu (đày đi xa). Biết chuyện, quan hành khiểnNguyễn Trãi vào triều kiến và ra lời can gián. Ông cho rằng, chứng cớxác đáng không có mà đã vội kết án Tiệp dư là một việc làm thất đức vàông xin nhà vua cho mình được lo liệu việc này. Thái Tông nghĩ mãi,không còn cách nào hơn nên đành chấp nhận đề nghị của Nguyễn Trãi. Ngayđêm ấy, Nguyễn Thị Lộ (vợ thứ của Nguyễn Trãi) đã bí mật đưa Tiệp dư họNgô ra ẩn náu ở chùa Huy Văn (ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng ngàynay).

Tháng 11 năm 1441, nhà vua xuống chiếu lập Bang Cơ làm thái tử. Sau khiThái Tông mất, thái tử Bang Cơ (1 tuổi) lên nối ngôi, lấy hiệu là NhânTông; Nguyễn Thị Anh trở thành thái hậu nhiếp chính. 

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, đến khi Lê Tư Thành (concủa Tiệp dư Ngọc Giao) được 4 tuổi, thái hậu Nguyễn Thị Anh mới ăn năncho người đi tìm và rước mẹ con bà Ngọc Giao về Kinh, phục vị cũ cho bàlà Tiệp dư và phong cho Tư Thành làm Bình Nguyên vương, sau đó đổi làmGia Vương.

Gieo gió gặt bão?

Năm 1453, vua Nhân Tông lên 13 tuổi. Tháng 11 năm đó, thái hậu NguyễnThị Anh rút vào hậu trường, giao lại triều chính cho con.

Theo Wikipedia,vua Nhân Tông không phải là con đích của vua cha nên anh cả là Lạng Sơnvương Lê Nghi Dân vẫn thường có lòng oán hận và muốn đoạt ngôi. Một số ýkiến cho rằng, ngày càng có nhiều người dị nghị về nguồn gốc của NhânTông không phải là con của Lê Thái Tông nên càng thúc đẩy Nghi Dân nổiloạn.

Sách Đại Việt thôngsử viết: Nhân Tông nghĩ Nghi Dân là anh ruột nên không có ý đềphòng gì cả. Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (1459), Nghi Dân đang đêm cùngcác thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết vua Nhân Tông. Hôm sau,thái hậu Nguyễn Thị Anh cũng bị hại. Năm đó, bà 38 tuổi.

Trong chiếu lên ngôi, LêNghi Dân nêu lý do làm chính biến và những việc liên quan tới những việcNguyễn thái hậu làm khi bà còn sống, trong đó có cả việc giết đại thầndiệt khẩu trong thời gian nhiếp chính, được sử sách ghi chép: "Trẫm làcon trưởng của Thái Tông Văn hoàng đế, trước đây đã được giữ ngôi chínhở Đông cung. Chẳng may tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở bên ngoài.Nguyễn Thái hậu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựngBang Cơ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương. Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy,lây đến cả Thái úy Trịnh Khả và Tư không Trịnh Khắc Phục, Thái hậu bắtgiết cả đi để diệt hết người nói ra... Diên Ninh (tức Lê Nhân Tông) tựbiết mình không phải là con của tiên đế...".

Lê Nghi Dân tự xưng làm vua Thiên Hưng, nhưng chỉ sau 8 tháng lại bị cácđại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng... làm binh biến giết chết, rồilập hoàng tử Lê Tư Thành lên làm vua, tức là vua Lê Thánh Tông. VuaThánh Tông chính thức làm tang lễ cho bà, truy tôn là Tuyên Từ Nhân ÝChiêu Túc hoàng thái hậu.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.