Tuần lễ "sốc" của CIA

Vụ tấn công liều chết tại Afghanistan cướp đisinh mạng 7 nhân viên tình báo Mỹ được coi là một trong những “cú đấm chítử” nhất nhằm vào Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Vụ tấn công liều chết tại Afghanistan cướp đisinh mạng 7 nhân viên tình báo Mỹ được coi là một trong những “cú đấm chítử” nhất nhằm vào Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) trong khi họ đangtăng cường sự hiện diện trên tuyến đầu các cuộc chiến.

>>

Trụ sở CIA nằm ở Langley, ngoại ô Washington đón nămmới 2010 trong không khí tang tóc, với cờ rủ để tưởng niệm 7 nhân viên tình báothiệt mạng trong vụ tấn công liều chết ở Afghanistan ngày 30/12/2009. Đây là tổnthất nặng nề nhất về người đối với cơ quan tình báo này kể từ năm 1983. 

Từ nơi nghỉ Giáng sinh tại Hawaii, TT Mỹ Barack Obama đã gửi thư chia buồn đếnCIA với những lời thống thiết, đồng thời nhấn mạnh "chiến công của các bạn cũngnhư tên tuổi các bạn có thể không được người dân Mỹ biết đến nhưng sự phụng sựvì Tổ quốc của các bạn mãi mãi được ghi công. Nhờ các bạn, nhiều âm mưu đã bịphá vỡ, mạng sống của người dân Mỹ được bảo đảm và các đồng minh cũng như đốitác của nước Mỹ được an toàn hơn".

Ông cũng khẳng định những nhân viên tình báo vừa ngãxuống sẽ được vinh danh trên Bức tường Tưởng niệm tại trụ sở CIA.

Những cú sốc liên tiếp

Chỉ trong vài ngày cuối năm 2009, mạng lưới tìnhbáo Mỹ liên tiếp trải qua những cú sốc. Bắt đầu là vụ một máy bay chở kháchcủa hãng hàng không Northwest suýt nữa trở thành nạn nhân khủng bố vào đúngngày Giáng sinh bởi một thanh niên Nigeria có tên Umar Farouk Abdulmutallab.CIA bị "điểm mặt chỉ tên" trong vụ này bởi họ đã không cảnh báo bất cứ âmmưu khủng bố cụ thể nào trong dịp lễ cuối năm. 

Sau vụ khủng bố bất thành nói trên, báo chí Mỹphát hiện rằng Abdulmutallab là "khách hàng ruột" của một diễn đàn Hồi giáosùng bái thánh chiến.

Thanh niên này cũng nằm trong danh sách những đối tượng cần giám sát về anninh mà kỳ khôi thay y lại vẫn có được thị thực để tới Mỹ và đường hoàng lênmột máy bay của Mỹ xuất phát từ Hà Lan với thiết bị nổ giấu trong quần màkhông bị phát hiện. Nếu chuyên nghiệp hơn chút nữa, có lẽ y đã kích nổ thànhcông và hàng trăm người đã không còn cơ hội đón Giáng sinh và năm mới.

 
Tuần lễ "sốc" của CIA

Làn sóng bài Mỹ ngày càng tăng cao ở Afghanistan (Ảnh: Mạng CIA)

đã rung chuông báo động đỏ đối với hệ thống an ninh hàngkhông không chỉ ở Mỹ mà toàn thế giới. Tổng thống Mỹ lên tiếng chỉ trích"thất bại có hệ thống" trong ngành tình báo Mỹ khi để xảy ra vụ việc trên.Các nghị sĩ Mỹ phê phán hệ thống an ninh nước này không hoạt động và chorằng cần tìm kiếm một giải pháp lưỡng đảng để chấn chỉnh. 

Rồi tiếp đó, báo chí Mỹ tiết lộ có sự "cơm chẳnglành, canh chẳng ngọt" giữa Giám đốc CIA Leon Panetta và Giám đốc Tình báoQuốc gia Dennis Blair, người đang tìm cách tăng cường kiểm soát các hoạtđộng tình báo bí mật, và Nhà Trắng đã phải đứng ra làm trung gian hòa giải.Trong khi các chỉ trích đối với mạng lưới tình báo Mỹ còn chưa chấm dứt thìngày 30/12 xảy ra vụ tấn công liều chết nói trên.

Sứ mệnh khó khăn


Với hơn 500 binh sĩ Mỹ và đồng minh đã bỏ mạngtại Afghanistan trong năm 2009, vụ tấn công liều chết ngày 30/12 cho thấymức độ lọc lõi mới của Taliban, những kẻ đã bạo gan tấn công chính cơ quanđang truy lùng chúng. 

Jack Rice, một cựu sĩ quan CIA tại Afghanistan,nói: "Vụ tấn công này có lẽ sẽ không bao giờ bị chìm vào quên lãng ởLangley. Sự mất mát không chỉ về mặt con người mà còn về những mối quan hệmà bản thân các nhà tình báo đã tạo dựng được. Không dễ để đào tạo đượcnhững nhà tình báo như họ". 

Vụ tấn công xảy ra vào thời điểm Mỹ đang ngàycàng dựa vào CIA và những lực lượng tình báo khác để theo đuổi các mục tiêuchiến lược. CIA và các lực lượng đặc biệt đã tiên phong trong cuộc chiến củaMỹ tại Afghanistan sau vụ khủng bố 11/9/2001, dọn đường cho việc lật đổchính quyền cực đoan Taliban. 

Trong thời gian gần đây, CIA cũng là cơ quanchịu trách nhiệm về các phi vụ oanh kích bằng máy bay không người lái nhằmvào những mục tiêu nghi ngờ là nơi ẩn náu của khủng bố tại nhiều khu vực vôluật pháp ở Pakistan. Các hoạt động tình báo cũng mang tính cốt yếu trongviệc tạo cơ sở để TT Obama và những đồng minh NATO gửi thêm 36.800 quân nhưmột phần của chiến lược tăng quân dự kiến kéo dài đến cuối năm 2010.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công dữ dội ngày càngtăng của Mỹ nhằm vào al-Qaeda và những thủ lĩnh Taliban đang làm bùng lênlàn sóng chống Mỹ. Dĩ nhiên, không chỉ các binh sĩ trực tiếp tham chiến màcả người Mỹ, trong đó có lực lượng tình báo, sẽ trở thành mục tiêu của nhữngvụ trả thù. Đương đầu với đối thủ ngày một tinh vi hơn thì hoạt động của lựclượng tình báo Mỹ sẽ càng khó khăn hơn nhiều. 

Như lời giới chức Mỹ, chắc chắn sắp tới sẽ phảicó một cuộc "đại chấn chỉnh" về phân công lại trách nhiệm trong việc thuthập và chia sẻ thông tin tình báo giữa CIA với các cơ quan tình báo kháccủa Mỹ để lấp những lỗ hổng của ngành tình báo Mỹ trong thời gian qua. Sứmệnh khó khăn nhưng không thể thực hiện chậm trễ.

Theo Đỗ Sinh
Tuần lễ "sốc" của CIA



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.