Khi người Nghệ An coi bóng đá là môn… giải trí

Ở Nghệ An, người ta từng nói rằng, bóng đá chính là mảnh đất nuôi dưỡng cho rất nhiều người thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Nhưng bây giờ, có vẻ như điều đó không phải là tất cả…

Ở Nghệ An, người ta từng nói rằng, bóng đá chính là mảnh đất nuôi dưỡng cho rất nhiều người thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Nhưng bây giờ, có vẻ như điều đó không phải là tất cả…

Các cầu thủ trẻ SLNA giờ không còn đá bóng để thoát nghèo như các đàn anh Công Vinh và Văn Quyến

Các cầu thủ trẻ SLNA giờ không còn đá bóng để thoát nghèo như các đàn anh Công Vinh và Văn Quyến

Trước khi trở thành một “thần đồng”, triệu phú ở tuổi đôi mươi, Văn Quyến từng là một cậu bé chăn trâu cắt cỏ. Văn Quyến đến với bóng đá, đầu tiên phải là đam mê, nhưng hẳn nhiên, cậu có một lý do khác đó chính là thay đổi cuộc đời mình khi gắn bó với bóng đá. Văn Quyến đã thành công nhưng rồi anh trượt dài trên những sai lầm. 

Trong giới quần đùi áo số ở Việt Nam, có ai giàu có hơn Lê Công Vinh?. Vâng, nếu Công Vinh xếp thứ 2 thì không ai là số 1. Xuất phát điểm của Công Vinh cũng giống như một câu chuyện cổ tích, nhà anh nghèo, bố mẹ chia tay. Công Vinh thừa nhận rằng, bóng đá không chỉ cho anh tiền bạc danh vọng, mà còn cả nhà cao cửa rộng, xế xịn, vợ đẹp con ngoan… Nhưng cuộc đời này không cái gì cũng đến tự nhiên, Công Vinh đã lao động cật lực mới có được chỗ đứng như ngày hôm nay.

Và nếu phải nhắc đến, một cầu thủ Nghệ An khác thì đấy là Công Phượng. Nói về sự nghèo khổ của Công Phượng người ta gói gọn bằng hình ảnh: Ngôi nhà vách đất treo đầy giấy khen của Phượng. Bây giờ thì tiền đạo của HA.GL đã đổi đời nhờ bóng đá. Tựu trung lại, 3 trong số những cầu thủ xứ Nghệ mà chúng tôi đề cập đều có chung mục đích khi đến với bóng đá là: Kiếm cái cần câu cơm.

Quả thật, phần đa cầu thủ SLNA cũng chia sẻ như vậy. Nhưng bây giờ không phải cầu thủ, hay nói chính xác là gia đình cầu thủ nào cho con đi đá bóng cũng vì… thiếu tiền. Nói thẳng ra, họ cho con em mình tìm đến với trái bóng tròn, để thỏa mãn đam mê, thậm chí để giải trí… 

Ở SLNA bây giờ, bạn rất dễ gặp những cậu bé chỉ mới 15, 16, 17 tuổi sử dụng điện thoại “thời thượng” để tán gẫu với bạn bè. Và nếu chịu khó để ý, cứ sau mỗi tuần được xả trại, quý vị phụ huynh lại đánh xe hơi đến chăm con, như chăm con mọn… Rõ ràng, CLB không thể cấm cầu thủ sử dụng điện thoại xịn, cũng như cấm cha mẹ đến thăm con. Nhưng trong những môi trường như vậy sẽ có rất nhiều tác động đến tư tưởng, tính cách cầu thủ.

Nghệ An là cái nôi của bóng đá nhờ “khai quật” ra những tài năng trên những thớ ruộng khô, hay bên những ven triền đê… Nơi ấy, càng khó khăn ý chí của cầu thủ càng lớn, còn bây giờ, bạn nghĩ sao?.

Theo Báo Bóng đá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.