Vua ám khí Việt & chiếc khăn "giết người"

Những tuyệt chiêu phóng ám khí tưởng như đã thất truyền trong thế giới hiện đại, nhưng hóa ra nó vẫn luôn hiện hữu, vượt ngoài sự hiểu biết của người thường.

Những tuyệt chiêu phóng ám khí tưởng như đã thất truyền trong thế giới hiện đại, nhưng hóa ra nó vẫn luôn hiện hữu, vượt ngoài sự hiểu biết của người thường.

Hai lần tung đạn cay làm “mù” mắt người thường

Trong giới “giang hồ” Việt Nam, chẳng ai không biết tới thầy Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo, danh chấn Hà Thành.

Ông gần như giỏi tất cả các “ngóc ngách” của võ thuật, từ kungfu tới khí công, trị bệnh hay thậm chí là... phong thủy. Ngoài ra, vị võ sư này còn có một “món” bí truyền: Ám khí.

Nhắc tới ám khí, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến thuật phi dao, phóng tiêu như trong phim kiếm hiệp.

Nhưng thực tế, thế giới ám khí rộng lớn hơn rất nhiều và có muôn nghìn cách để một cao thủ áp dụng vào cuộc sống.

“Thời trẻ, có lần vì đói quá, tôi phải sang bãi sông Hồng để bẻ trộm ngô. Khi đang bẻ ngô thì bị người chủ phát hiện. Mình chạy khắp ruộng hòng thoát thân mà không được.

Đến lúc ra sát mép nước, định nhảy xuống bơi vào bờ thì người chủ cũng đuổi kịp. Bí quá, tôi phải phóng ám khí vào mắt người này rồi thoát đi” – thầy Nguyễn Văn Thắng kể lại.

“Một lần khác, tôi đi Yên Tử ở Tây Thiên, khi về thì gặp sự cố. Một tài xế của chiếc xe khác xô xát, muốn đánh tài xế xe tôi. Tôi khéo léo vào giả vờ can ngăn.

Rồi tôi lén vung tay, ném ám khí vào mắt tài xế đối phương, sau đó đẩy nhẹ cho ngã, để bác tài bên mình nhanh nhẹn lên xe, đi luôn cho được việc” – Chưởng môn Thăng Long võ đạo tiếp.

Loại ám khí mà thầy Thắng đã 2 lần sử dụng đó là gì? Tất nhiên chúng không phải những mũi kim hay phi tiêu bằng kim loại, có thể làm hỏng mắt đối phương như trong các phim kiếm hiệp.

Đó là loại đạn than, có trộn với ớt bột chỉ để làm địch thủ cay mắt, “mù” đi trong khoảnh khắc mà thôi. Thông thường, loại ám khí này dùng trong chiến đấu để đối phương phân tâm rồi tung người đến tấn công.

Trong 2 trường hợp trên, võ sư Thắng chỉ sử dụng để thoát thân!

Võ sư Nguyễn Văn Thắng có kho vũ khí rất đa dạng, và ám khí mà phần bí truyền.

Võ sư Nguyễn Văn Thắng có kho vũ khí rất đa dạng, các ám khí đa phần là "bí truyền".

Chiếc khăn mùi xoa “giết người”

Có một ám khí khác ngoài đạn cay mà võ sư Thắng rất thích sử dụng, đó là... chiếc khăn mùi xoa. Tất nhiên một chiếc khăn bình thường khó lòng “hạ sát” được địch thủ.

“Tôi dùng một đoạn dây thép nhỏ, buộc vào đầu chiếc khăn mùi xoa, đầu kia buộc vào viên bi thép. Khi không dùng thì mình gói lại, để viên bi thép vào bên trong.

Khi cần dùng, mình lấy khăn ra, tay cầm một đầu không có bi thép, rồi giả vờ động tác như đưa khăn lên, lúc ấy vung thật nhanh bắn viên bi về phía đối phương. Lúc thu về, mình tiếp tục động tác như đưa khăn lên lau mặt, không ai biết được.

Sau đó, mình lén đưa khăn xuống mồm, ngậm bi vào, cắn đứt dây sắt và lén nhả ra, vứt đi là không ai biết được “hung khí” – võ sư Thắng giải thích.

Tất nhiên với loại vũ khí sát thương cao này, võ sư Thắng chưa sử dụng để gây thương tích nặng cho ai, chứ đừng nói đến sát địch.

Nhưng nếu ở khoảng cách gần, lại xuất chiêu trúng điểm yếu đối phương, thì quả thực dễ lấy mạng như chơi!

Một vài ám khí của võ sư Thắng: Phi dao dây, tiêu xích sắt... Ngay cả chiếc đồng hồ cũng có thể làm ám khí.

Một vài ám khí của võ sư Thắng: Phi dao dây, tiêu xích sắt... Ngay cả chiếc đồng hồ cũng có thể làm ám khí.

Ám khí là chiếc phi tiêu, là chiếc ghế, là tất cả mọi thứ

Mọi người thường hiểu, ám khí là những vật rất nhỏ, lén lút đánh vào người đối phương. Nhưng thực tế, từ “ám” cần hiểu theo nghĩa “lén đánh vào đối phương” chứ không nhất thiết phải “nhỏ”.

Theo võ sư Thắng giải thích, việc sử dụng ám khí vì thế thực ra rất phổ biến trong thế giới hiện đại, chứ không phải đã “tuyệt tích” như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Một người khi bất ngờ cầm ghế đánh ai khác, hoặc một phụ nữ khi bị tấn công, sử dụng bình xịt hơi cay vào mắt đối phương... tất cả đều là ám khí.

Tất nhiên đó là các “biến thể” của ám khí. Còn những món ám khí công phu thì được chế tạo kĩ lưỡng hơn và phân loại rõ ràng: Ám khí cận chiến (dao, kiếm ngắn...), ám khí dây và ám khí phóng...

Luyện ám khí thế nào?

Nhưng dù sử dụng loại ám khí nào, quan trọng nhất vẫn là bản thân người xuất chiêu. Kĩ năng của người xuất chiêu xuất sắc thì mới đem lại hiệu quả như ý.

Kĩ năng đầu tiên phải kể tới, là khả năng đưa ám khí đi trúng đích. Để rèn điều này, không có cách nào khác ngoài ngày đêm tập luyện sử dụng ám khí cho đến mức tinh thâm.

Kĩ năng thứ 2 cũng vô cùng quan trọng, là “lực” cho ám khí. Ở kĩ năng này, người luyện ở mức độ thông thường chỉ sử dụng lực ném ngoại công đơn giản.

Còn với các cao thủ, sẽ kèm theo nội lực truyền vào ám khí mỗi khi ném đi.

Chỉ riêng luyện lực ném ngoại công thông thường cho việc sử dụng ám khí, để rèn bài bản cũng không hề đơn giản.

Thứ nhất, trong quá trình luyện khả năng ném chính xác ám khí, cũng đã góp phần nâng cao lực ném của cánh tay. Thứ hai, võ sĩ có thể kết hợp luyện môn ngoại công cầm nã thủ, rất hữu ích cho việc tăng lực ném ám khí.

Phi dao dây có thể trở thành thứ vũ khí cận chiến vô cùng nguy hiểm.

Phi dao dây có thể trở thành thứ vũ khí cận chiến vô cùng nguy hiểm

Với riêng ám khí cận chiến, cách sử dụng có phần khác biệt, khá giống với cách đánh của những vũ khí thông thường và rất đa dạng.

Ví dụ, côn tam khúc thực chất là biến thể của ám khí. Loại vũ khí này vừa có thể dùng tấn công lại phòng ngự rất hữu hiệu. Côn tam khúc cũng có thể sử dụng để đánh gần, hoặc đánh xa, đánh chống lại số đông địch thủ.

Với ám khí là 2 phi dao dây xích (2 chiếc phi dao được nối bởi dây xích), cách dùng lại hoàn toàn khác biệt. Ám khí này có thể dùng để phóng ở cự li gần, tận dụng yếu tố bất ngờ.

Khi đã bị lộ, nó lại biến thành loại vũ khí cận chiến, vừa tấn công (mũi dao), vừa phòng ngự (phần dây xích dùng để đỡ đòn).

Vận dụng linh hoạt, nhanh nhẹn phi dao dây xích khi cận chiến, có thể tấn công vào liên tiếp các điểm yếu của đối phương, gây tử thương tức thì!

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.