Cận cảnh khu cai nghiện lạc hậu tại Afghanistan

Những người nghiện ma túy hay có vấn đề về thần kinh bị xiềng xích suốt 24/7 tại đền thờ Mia Ali Baba nằm ở Jalalabad, Afghanistan là những hình ảnh đã quá quen thuộc đối với người dân nơi đây.

Những người nghiện ma túy hay có vấn đề về thần kinh bị xiềng xích suốt 24/7 tại đền thờ Mia Ali Baba nằm ở Jalalabad, Afghanistan là những hình ảnh đã quá quen thuộc đối với người dân nơi đây.

Khi nhìn những hình ảnh này, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng những người đàn ông này đã gây ra tội ác đáng sợ nào đó. Nhưng trên thực tế, họ đang tuân thủ quy trình chữa bệnh nghiêm ngặt tại đền thờ Mia Ali Baba nằm ở Jalalabad, Afghanistan. Đây vốn được coi là nơi chữa bệnh cho nhiều con nghiện và những người có vấn đề về thần kinh. Để thoát khỏi bệnh tật, các bệnh nhân đến đây phải nằm trong những căn phòng giam chật hẹp, tối tăm. Đặc biệt, là họ sẽ bị trói chân, trói tay cả ngày và chỉ được uống nước, bánh mì cùng một chút hạt tiêu để sống sót qua ngày.

can-canh-khu-cai-nghien-lac-hau-tai-afghanistan

Mohammed Ali, 36 tuổi, và Nabiullah Safi, 23 tuổi, đang bị trói vào tường trong quá trình cai nghiện tại ngôi đền Mia Ali Baba ở Jalalabad, Afghanistan.

Được biết, đền thờ này là nơi chữa trị cho những bệnh nhân mà gia đình họ không có đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế hiện đại. Những người đàn ông bị giam cầm trong điều kiện khổ cực này đang nỗ lực để chữa bệnh tâm thần, nghiện ma túy, hoặc có thể chỉ vì mọi người nghi ngờ rằng linh hồn của quỷ đang chế ngự con người họ.

can-canh-khu-cai-nghien-lac-hau-tai-afghanistan

Amanullah , 20 tuổi, đang phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống gồm bánh mì, nước và hạt tiêu để cai nghiện.

Người ta tin rằng chỉ cần ở trong những phòng giam này 40 ngày, bị khóa tay chân chặt chẽ và duy trì một chế độ ăn uống nghiêm ngặt gồm có bánh mì và nước sẽ giúp các bệnh nhân thoát khỏi những "con quỷ" vô hình khiến họ đang ngày đêm khổ sở.

Do nghèo đói, nên nhiều người dân Afghanistan ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản nhất. Bởi vậy, nhiều gia đình chỉ còn biết trông chờ vào những phòng giam cách ly tại đền thờ Mia Ali Baba để chữa trị bệnh tật cho người thân của họ.

can-canh-khu-cai-nghien-lac-hau-tai-afghanistan

Ngôi đền này đã trở thành trung tâm chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần trong vòng 300 năm qua.

Chính phủ Afghanistan ước tính rằng khoảng 60 phần trăm người dân mắc chứng rối loạn tâm lý, lại không được hưởng đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên việc tìm đến những phương pháp chữa bệnh lạc hậu là điều dễ hiểu.

Trong số những người đang chữa trị tại đền thờ, có anh Mohammed Ali 36 tuổi và Nabiullah Safi, 23 tuổi. Cả 2 người đều đang nỗ lực để cai nghiện. Tuy nhiên, cũng có những người không hề mắc bệnh gì trầm trọng cũng tìm đến đây. Như ông Mohammed Sadeq, 40 tuổi, cho biết ông thậm chí còn không biết mình mắc bệnh gì, chỉ là ông cảm thấy có chút hoang mang. Ở nhà, những đứa trẻ trong làng hay gọi ông là điên và thường ném đá vào người ông.

can-canh-khu-cai-nghien-lac-hau-tai-afghanistan

can-canh-khu-cai-nghien-lac-hau-tai-afghanistan

Các bệnh nhân bị trói suốt 24/7.

Mặc dù đền thờ được coi là thánh thiện, nơi có đầy đủ điều kiện sinh hoạt. Thế nhưng, những bệnh nhân tới đây chỉ được sống tách biệt trong những phòng giam nhỏ, thiếu ánh sáng. Thời gian được tiếp xúc với thế giới bên ngoài của họ chỉ là khi họ đi vệ sinh hoặc cầu nguyện. Tuy nhiên, những lúc đó, tình trạng sức khỏe của họ phải được cải thiện tương đối cũng như họ được người quản lý canh giữ rất cẩn thận.

can-canh-khu-cai-nghien-lac-hau-tai-afghanistan

Họ chỉ được ra ngoài khi bệnh tình đã khá hơn.


can-canh-khu-cai-nghien-lac-hau-tai-afghanistan

Một cậu bé sợ sệt khi nhìn thấy bệnh nhân bị xiềng xích.

Những người canh giữ đền thờ cho biết việc tiếp nhận bệnh nhân tại đây đã diễn ra khoảng 300 năm. Dù phương pháp điều trị không mấy hiệu quả nhưng những người làm ở đây cho biết họ chỉ đơn thuần muốn phát huy truyền thống tại ngôi đền thờ này. 

Tuy nhiên, cũng có những người lại rất tin tưởng phương pháp điều trị ở đây. Một trong những người giám hộ hiện tại của ngôi đền tuyên bố rất nhiều người đã được chữa khỏi bệnh sau khi điều trị tại đây. Người này còn cho hay việc làm giám hộ ở đây "là một nghĩa vụ cũng như vinh dự đối với gia đình tôi."

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.