Cậu học trò nhỏ nhảy lầu tự vẫn khiến các bậc phụ huynh và xã hội bừng tỉnh

Vụ việc cậu bé 11 tuổi nhảy từ ban công căn hộ tầng 10 xuống đất tự vẫn sau khi bất đồng với mẹ về chuyện học hành đang trở thành chủ đề được quan tâm ở Hàn Quốc.

Vụ việc cậu bé 11 tuổi nhảy từ ban công căn hộ tầng 10 xuống đất tự vẫn sau khi bất đồng với mẹ về chuyện học hành đang trở thành chủ đề được quan tâm ở Hàn Quốc.

Trang Allkpop của Hàn Quốc ngày 7/2 đưa tin về một vụ tự tử đau lòng xảy ra với một cậu học sinh tiểu học ở Seoul, Hàn Quốc khiến cho dư luận sửng sốt và đặt vấn đề về áp lực học hành mà phụ huynh đang đặt lên con cái tại quốc gia này.

Theo cảnh sát địa phương, ngày 31/1 vừa qua, một cậu bé 11 tuổi đã nhảy từ căn hộ tầng 10 của gia đình trong khu chung cư Yongin xuống dưới tự tử sau khi nói chuyện với mẹ đẻ ở trong phòng học.

Được biết, trước đó, hai mẹ con đã có một cuộc nói chuyện không được suôn sẻ về chuyện học hành và điểm số ở trường. Người mẹ đã bỏ ra ngoài sau khi nói con trai hãy ở trong phòng để "suy nghĩ" về thái độ với chuyện học hành của bản thân.

Cậu học trò nhỏ nhảy lầu tự vẫn khiến các bậc phụ huynh và xã hội bừng tỉnh - Ảnh 1.

Có vẻ như chính áp lực và kì vọng thái quá của người mẹ đã khiến cho cậu học trò nhỏ nghĩ quẩn, dẫn đến quyết định nhảy lầu tự tử từ ban công phòng học ngay sau đó không lâu.

Một nhân chứng có mặt tại khu chung cư nơi xảy ra sự việc cho biết đã nghe thấy một tiếng "thịch" rất mạnh như thể vật nặng rơi từ trên cao xuống nên đã vội vàng chạy lại phía phát ra tiếng động cùng bảo vệ tòa nhà và phát hiện cậu bé nằm bất động cạnh bồn hoa chung cư.

Cậu bé đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay lập tức nhưng đã quá muộn.

Cảnh sát không tìm thấy bất cứ dòng thư tuyệt mệnh nào trong phòng cậu bé. Hiện tại, vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Áp lực học hành đè nặng lên những đôi vai nhỏ

Trong xã hội hiện đại ngày nay, những vụ trẻ em tự tử như thế này không phải là chuyện hiếm nữa, thậm chí diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là tại nhiều nước Châu Á vẫn còn quá nặng nề về chuyện điểm số tại trường.

Cuối tháng 10/2016, The News Paper cũng đưa tin về vụ một cậu bé 11 tuổi tự tử vì lần đầu bị điểm kém ở Singapore. Theo đó, cậu bé lớp 5 đã nhảy từ tầng 17 xuống và tử vong sau khi bị trượt hai môn toán và tiếng Trung cao cấp.

Nhân viên điều tra cho biết, trước kì thi mẹ cậu bé đã kỳ vọng con trai phải đạt ít nhất 70 điểm cho mỗi bài thi nhưng cậu bé lại nhận về điểm số không như mong muốn.

Trước đó, nếu không đạt được điểm tốt cậu thường bị mẹ phạt đánh nên cậu bé đã quá sợ hãi khi phải trình bài kiểm tra điểm thấp cho mẹ xem. Có lẽ đó chính là nguyên nhân khiến cậu học trò đưa ra quyết định dại dột.

Cậu học trò nhỏ nhảy lầu tự vẫn khiến các bậc phụ huynh và xã hội bừng tỉnh - Ảnh 2.

Bãi cỏ nơi cậu bé 11 tuổi nhảy xuống tự vẫn.

Tháng 11/2014, dư luận Trung Quốc được một phen xôn xao trước cái chết oan ức của cậu bé Xiaohuan, 10 tuổi, ở quận Phiên Ngung, Quảng Châu, Trung Quốc chỉ vì áp lực khi bị điểm kém môn tiếng Anh.

Trước khi phát hiện cháu trai treo cổ tự tử trên bậu cửa trong phòng ngủ, bà cậu bé đã mắng cháu vì nghĩ đáng ra cháu có thể được điểm cao hơn nếu chăm chỉ học hành. Trong nhật ký của mình, Xiaohuan đã tỏ ra hối hận vì không nghe lời bà để bị nhận điểm kém môn tiếng Anh.

Gia đình Xiaohuan tin rằng hình phạt mà cậu bé nhận được ở trường cùng với áp lực học hành là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cậu bé.

Cậu học trò nhỏ nhảy lầu tự vẫn khiến các bậc phụ huynh và xã hội bừng tỉnh - Ảnh 3.

Cậu bé Xiaohuan đã mãi mãi ra đi chỉ vì áp lực học hành của gia đình.

Cái chết đau lòng của hai cậu học trò nhỏ nói trên chỉ là một "phần nổi của tảng băng chìm" ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Trên thực tế, áp lực từ chuyện học hành ở trường và những kì vọng quá cao dành cho con cái của các bậc phụ huynh đã khiến nhiều đứa trẻ tìm đến cái chết vì tuyệt vọng.

Thay vì bắt con cắm đầu vào học để có được điểm cao, để không thua kém "con người ta", thiết nghĩ các bậc cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con để suy nghĩ, thấu hiểu và động viên con, tránh để con cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Phụ huynh có con đang trong tuổi đi học nên chú ý những biểu hiện tâm lý này để giúp con vượt qua những giai đoạn tâm lý khó khăn:

- Chú ý thái độ của con sau mỗi buổi học ở trường để nhận biết những thay đổi tâm sinh lý nếu có.

- Nếu con có biểu hiện lấm lét, tránh tiếp xúc với cha mẹ, phụ huynh cần nhẹ nhàng quan tâm hỏi han để biết con đang gặp phải chuyện gì.

- Nếu thấy con có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, phụ huynh nên xem xét lại chế độ ăn uống cũng như vận động bởi suốt ngày cắm đầu vào học, không có thời gian ra ngoài vui chơi có thể gây ra trạng thái trầm cảm ở trẻ đang trong độ tuổi học đường.


tự tử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.