Gia đình 120 năm chèo đò miễn phí báo ân

Để thực hiện đúng lời hứa với tổ tiên, 4 thế hệ con cháu của một gia đình ở HồBắc (Trung Quốc) đã chèo đò đưa khách qua sông miễn phí trong suốt 120 năm qua.

Để thực hiện đúng lời hứa với tổ tiên, 4 thế hệ con cháu của một gia đình ở HồBắc (Trung Quốc) đã chèo đò đưa khách qua sông miễn phí trong suốt 120 năm qua.

Công việc đưa đò miễn phí của gia đình họ Vạn ở bến đò trên sông Đại Sa, thônTam Lý, huyện Kiến Khai, Hồ Bắc (Trung Quốc) bắt đầu từ thời ông nội của ông VạnKỳ Trân. Năm 1877, ông nội của ông Vạn Kỳ Trân đã đưa cả gia đình từ huyện LâmLợi tới sông Đại Sa, Kiến Khai để trốn đi lính.

Gia đình 120 năm chèo đò miễn phí báo ân
Ông Vạn vớt rác trên sông

Người dân ở đây không nhữngkhông đuổi họ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình ông sinh sống nên cảgia đình hết sức cảm kích. Vì vậy mà họ đã quyết định làm điều gì đó để trả ơndân làng.

Được biết, làng sông Đại Sa được đặt tên theo con sông Đại Sa chảy qua. Nhiềungười dân trong làng đều sống bên bờ sông và làm ruộng trên bờ bên kia, mỗi ngàyhọ phải đi đường vòng rất xa để đi làm đồng. Sau này có người làm bè gỗ qua sôngnhưng vì tay chèo không vững nên thường bị lật bè chết đuối.

Gia đình 120 năm chèo đò miễn phí báo ân
Ông tự sửa những đồ dùng hàng ngày

Ông nội của ông Vạn Kỳ Trân vốn là người sông nước nên chèo thuyền rất giỏi.Chứng kiến tình cảnh của dân làng ông đã thương lượng với mọi người trong giađình bán lợn để làm một chiếc đò gỗ để đưa dân làng qua sông với lời hứa sẽkhông lấy một xu nào.

Cứ như thế, ông nội ông Vạn đã dành cả cuộc đời mình để đưa khách qua sông miễnphí. Tới lúc lâm chung ông còn dặn dò con cháu là phải có trách nhiệm tiếp tụcbáo ân cho dân làng. Cha của ông Vạn Kỳ Trân là con trưởng nên đã thay cha mìnhchèo đèo đò.

Đến khi ông qua đời, em trai ông (chú ruột của ông Vạn Kỳ Trân)cũng tiếp tục công việc thầm lặng cho tới lúc đổ bệnh. Ông Vạn Kỳ Trân trở thànhthế hệ thứ 3 thực hiện lời hứa của ông nội mình.

Gia đình 120 năm chèo đò miễn phí báo ân
Chèo đò qua sông mà không lấy một xu

Vừa nghe tiếng ai đó gọi đò bên kia sông, ông Vạn Kỳ Trân lập tức nhổm dậy, vộivàng chèo đò qua sông đón khách. Sông Đại Sa rộng chừng trăm mét, ông Vạn cũnghiểu rõ từng khúc sông như lòng bàn tay nên chỉ cần 15 phút là tới bờ bên kia.Vào những lúc đông khách, ông phải chở tới 50 lần một ngày.

Dân làng cho biết mấy đời nay, người nhà họ Vạn luôn phục vụ dân làng tận tuỵbất kể ngày băng tuyết giá rét hay nửa đêm tối mịt chỉ cần có tiếng gọi “đò ơi”là họ liền tới ngay. Điều khiến dân làng khâm phục nhất đó là giữa sông Đại Sacó đoạn sâu tới 60 thước nhưng từ trước tới nay, gia đình họ Vạn chưa hề để xảyra bất kỳ sự cố nào.

Gia đình 120 năm chèo đò miễn phí báo ân
Ông Vạn mang chiếc áo của tổ tiên để lại ra phơi

Dân làng Đại Sa đã từng yêu cầu cấp trên xây dựng cầu qua sông nhưng do làng quánghèo, nước sông quá lớn, chi phí xây cầu quá cao nên việc xây cầu vẫn bị trìhoãn, người dân vẫn phải qua sông bằng chiếc đò của gia đình họ Vạn.

“Nếu không có gia đình ông Vạn chèo đò, chúng tôi không qua được sông thì khônghiểu cuộc sống sẽ thể nào”
. Ngày nào dân làng cũng phải sang bên kia sông đểmua thức ăn, làm ruộng, cắt cỏ.

Công việc đồng áng bắt buộc người dân phải đi làm sớm vì vậy mà ông Vạn cũng cóthói quen thức khuya dậy sớm. Mỗi ngày ông thường ăn sáng vào lúc 10 giờ và tớitận khuya mới được ăn tối. Người qua đò nếu đi ra ngoài có việc quay về thườngbiếu ông chút lương khô cho ông để ông ăn đỡ đói bụng.

Vào một ngày hè cách đây vài năm, sông Đại Sa có lũ lớn. Nước sông dâng lên rấtcao và chảy mạnh. Người trong nhà đều khuyên ông Vạn đừng chèo đò đưa khách quasông nữa vì rất dễ xảy ra tai nạn. Thế nhưng ông Vạn không nghe và tìm cách đểchèo đò an toàn.

Gia đình ông Vạn không giàu có gì thậm chí có thể nói là hộ nghèo trong thôn.Một gia đình khá giả ở bến đò đã cho gia đình ông 5 mẫu đất để gia đình ôngtrồng trọt và chỉ thu tiền thuế còn bao nhiêu lương thực trồng được đều cho giađình ông hưởng. Nhờ vậy mà gia đinh ông Vạn không phải lo lắng về cái ăn hàngngày.

Những năm 80 của thế kỷ trước, huyện đã trợ cấp cho ông mỗi tháng 60 NDT, đếnnhững năm 90, tiền trợ cấo tăng thêm 20 NDT. Sau đó, chính phủ biết chuyện trảnghĩa của gia đình họ Vạn và quyết định mỗi tháng trợ cấp cho gia đình họ 540NDT.

Cuộc sống của gia đình ông nhờ đó mà ổn định hơn. Tuy nhiên, do việc xâyđập thuỷ điện trên sông Đại Sa đã khiến đất đai của gia đình họ Vạn bị vùi lấp,cho tới nay họ vẫn chưa nhận được tiền bồi thường.

Cho tới nay, thế hệ trẻ nhất của gia đình họ Vạn cũng đã đi học trung học và cầntới tiền để trang trải. Có người đã từng đề nghị ông Vạn thu tiền mỗi người quasông 1 NDT/lần như vậy mỗi ngày ít nhất ông cũng kiếm được 30 NDT và mỗi thángcũng được tới vài trăm tệ. Mặc dù vậy, ông Vạn vẫn nhất quyết không làm theo vìlời hứa của ông nội với dân làng.

Theo Sầm Hoa
VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.