Ngạc nhiên với con trăn khổng lồ giữa đường Ấn Độ

Người dân thành phố “hết hồn” khi nhìn thấy con trăn khổng lồ đang ngậm một cánh tay bê bết máu ở giữa đường.

Người dân thành phố “hết hồn” khi nhìn thấy con trăn khổng lồ đang ngậm một cánh tay bê bết máu ở giữa đường.

Sau đó, họ đã phá hiện ra, đó chỉ là một mô hình cực kỳ giống thật mà thôi. Mô hình được thực hiện bởi các tình nguyện viên của Quỹ Namma Bengaluru (NBF), một tổ chức hoạt động vì sự phát triển của thành phố Bengaluru, Ấn Độ.

Những tình nguyện viên đã làm mô hình con trăn anaconda và đặt nó vào bên trong một ổ gà trên đường. Ổ gà đã trở thành vũng nước sau mưa khiến nhiều người có thể vấp phải nếu đi xe không chú ý.

Hình ảnh con trăn ngậm cánh tay bê bết máu khiến nhiều người hoảng sợ. Tuy nhiên, khi hiểu ra mục đích của nó, người dân Bengaluru lại rất ủng hộ.

Con trăn anaconda khổng lồ xuất hiện giữa đường khiến nhiều giật mình.

“Chúng tôi muốn gửi thông điệp đến các ứng cử viên, những người sắp ra tranh cử chính quyền địa phương thời gian tới. Các ứng viên, nếu đắc cử, hãy quan tâm đến vấn đề quản lý rác thải, ổ gà trên đường phố, những hố ga mất an toàn trên đường phố, trên vỉa hè,…” – Ông Sridhar Pabbisetty, CEO của NBF nói.

Mô hình con trăn anaconda được anh Pushparaj, cử nhân trường Chitrakala Parishat ở Bengaluru thực hiện. Việc lên ý tưởng, kế hoạch của dự án mất khoảng bốn tuần và mất thêm một tuần để thực hiện mô hình.


Con trăn khá lớn, ngậm một cánh tay trong miệng.

Dự án đầu tiên của NBF là mô hình cánh tay một người phụ nữ chết đuối trong một ổ gà lớn ở Bengaluru.

Đây không phải lần đầu người dân dùng ghệ thuật để nói đến vấn đề ổ gà trong thành phố. Tháng sáu vừa rồi, một nghệ sĩ cũng làm mô hình cá sấu kích thước lớn để cảnh báo ổ gà.

Sự thật, đây chỉ là mô hình nhằm nêu lên tình trạng ổ gà trên đường phố Bengaluru, Ấn Độ.

Để làm mô hình con trăn, người nghệ sĩ mất 4 tuần lên kế hoạch và thêm 1 tuần để thực hiện.

Dự án đầu tiên của NBF: Tay phụ nữ kêu cứu trong một ổ gà.

Một người nghệ sĩ cũng từng làm hẳn mô hình cá sấu để cảnh báo ổ gà trên đường.

Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.