Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Người Scotland đón năm mới bằng việc đốt cháy cành bách xù, mang nó đi quanh nhà để diệt tà ma. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, ai dậy sớm nhất sẽ chuẩn bị đồ uống có ga cho những người khác. Sau đó, họ đốt cháy những thùng có chứa nhựa đường bên trong rồi lăn chúng ra phố hoặc chuyền cái thùng đang rừng rực đó qua vai những người đàn ông dũng cảm

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét truyền thống văn hoá với những phongtục, tập quán rất riêng và độc đáo. Điều này được thể hiện rõ nhất trong nhữngngày Tết cổ truyền.

Tết của người Scotland

Người Scotlandđón năm mới bằng việc đốt cháy cành bách xù,mang nó đi quanh nhà để diệt tà ma. Buổisáng đầu tiên của năm mới, ai dậy sớm nhấtsẽ chuẩn bị đồ uống có ga cho những ngườikhác. Sau đó, họ đốt cháy những thùng cóchứa nhựa đường bên trong rồi lăn chúng raphố hoặc chuyền cái thùng đang rừng rực đóqua vai những người đàn ông dũng cảm.

Theo họ, như vậy năm cũ sẽ bị đốt đi và mởđường cho năm mới đến. Với thiếu nữScotland, sáng đầu năm, họ dậy và tìm mộtcái giếng gần nhất để múc nước lên uống, cầutình duyên suôn sẻ. Người Scotland cũng cótục xông đất. Người có thể mang đến vận maylà những người đàn ông có bộ tóc màu đen vàđến nhà bạn khi trên tay đang cầm một mónquà.

Tết cổ truyền của người Ailen

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Mùa hè kết thúcvào ngày 31/10 và đây cũng là thời điểm đónnăm mới của người Ailen. Nó còn được gọi vớinhững tên gọi khác như Halloween haySamhain. Người Ailen cho rằng linh hồn củanhững người chết trong năm trước sẽ tìm đếnmột thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới.

Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồnngười chết nhập vào mình và người ta dập tắtlửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo,vắng vẻ. Sau đó, họ hoá trang thành ma càrồng và đi vòng quanh nhà hàng xóm để hămdoạ, xua đuổi những hồn ma tìm thể xác. Vớinhững cô gái trẻ Ailen, ngày Tết cũng làthời điểm họ ngắt chồi non mang về giườngnằm và cầu nguyện cho tình yêu.

Tết của người Bỉ

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Bỉ là quốc giathanh bình và người dân có quan niệm “Làmviệc hết mình, vui chơi giải trí hết mình”.Điều này biểu hiện rõ nhất trong dịp đón Tếtcổ truyền. Người Bỉ gọi đêm giao thừa làSint Sylvester Vooranvond hoặc SaintSylvester Eve.

Nửa đêm, hầu hết thành phố, quán cà phê, nhàhàng mở cửa, tấp nập khách. Mọi người tổchức tiệc chia tay năm cũ và nhắc về nhữngngười thân, bạn bè đang vắng mặt. Sang ngàyđầu tiên năm mới, trẻ em là nhân vật quantrọng. Chúng dành tiền tiết kiệm để mua đồtrang trí nhà cửa và tự đọc lên những tácphẩm thơ, bài văn của mình cho cha mẹ mìnhhoặc cha mẹ đỡ đầu nghe. Người nông dân Bỉsẽ chọn một loại động vật nào đó làm điềmmay và ban phước lành trong năm.

Tết của người Đan Mạch

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Bát đĩa vỡ trongngày mới với các dân tộc khác biểu hiện sựrủi ro nhưng với người Đan Mạch thì bát đĩavỡ trước cửa nhà vào đầu năm mới sẽ là điềurất may mắn. Những chiếc đĩa cũ được giữ lạitrong năm cũ sẽ được người Đan Mạch ném vàonhà những người bạn của họ vào đêm giaothừa. Càng nhiều bát đĩa vỡ chứng tỏ họ càngcó nhiều bạn.

Đêm giao thừa được đánh dấu bằng hai tinquan trọng trên radio và truyền hình, Hoànggia Đan Mạch sẽ phát biểu chúc mừng toàn dânnhân dịp năm mới trên các phương tiện truyềnthông vào 6 giờ chiều và âm thanh của chiếcđồng hồ Tòa thị chính lúc nửa đêm tại thủ đôCopenhagen.

Tết của người Đức

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Trong bữa tiệcgiao thừa của người Đức, mọi người đều đểthừa một chút thức ăn trên đĩa cho tới nửađêm, điều đó có ý nghĩa tủ thức ăn luôn cóđồ dự trữ. Sang ngày đầu tiên của năm mới,người người dân Đức thường rót chì vào nướclạnh đoán tương lai. Một hình tròn hay tráitim đồng nghĩa với đám cưới, con thuyền sẽnói về chuyến đi và hình dáng một chú lợn làmột năm mới đầy đủ lương thực....

Tết của người Thuỵ Sĩ

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Ngày Tết truyềnthống của người Thuỵ Sĩ hay còn gọi là ngàySylvester, tức ngày 13 tháng 1 theo lịchJulian. Khi này, người dân Thuỵ Sĩ mặc lễphục và đội mũ ra đường để xua đuổi cái ácvà đón chờ những điều tốt đẹp. Trong ngàyđầu tiên của năm mới, người dân Thuỵ Sĩ cótục thả những cái kem xuống sàn nhà và họtin làm thế sẽ mang lại một năm tràn đầyniềm vui và may mắn.

Tết của người Tây Ban Nha

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Khi chuông nhàthờ rung lên điểm thời khắc giao thừa thìmỗi người dân trên đất nước Tây Ban Nha sẽăn 12 quả nho, biểu trưng cho 12 tháng trongnăm gặp nhiều điều may mắn. Lúc này, hầu hếtcác nhà hát, rạp chiếu phim trên toàn quốccũng đều ngừng công chiếu để dành không giancho việc thực hiện phong tục này.

Tết của người Tây Tạng

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Năm mới ở TâyTạng được biết đến như Losar và được tổ chứcvào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai ởthời điểm trăng mới. Hai ngày cuối cùng củanăm “Gutor” được dành để đi thăm, tặng quàcác tu sĩ, nhà sư và làm sạch nhất ở trongbếp. Các ống khói phải phủ bồ hóng.

Họ làm bánh báo và cất giữ những mẩu giấyghi các tin nhắn hoặc các viên sỏi, gỗ lưuniệm ở bên trong nhân để phán đoán việc mayrủi trong một năm của người ăn bánh. Ngàyđầu tiên của năm mới, người ta dậy sớm, tắmvà mặc quần áo mới sau đó tôn vinh các thầntrong các hộ gia đình và nơi miếu lễ

Tết của người Úc

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Tại Úc, bắt đầutừ nửa đêm ngày 31 tháng 12, người dân đãtạo ra rất nhiều tiếng ồn để chuẩn bị chàođón giao thừa. Mọi người sẽ làm náo loạnđường phố bằng đủ các loại âm thanh có thểphát ra như gõ vào chai rượu, đánh trống,bóp còi xe, rung chuông nhà thờ... Ngày đầutiên của năm mới là thời điểm mọi người cómặt ở những buổi dã ngoại và lập trại trêncác bãi biển, tham gia bất kỳ một cuộc đuanào như đua bò, đua thuyền, đua ngựa, lướtván...

Tết của người Myanmar

Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương

Người Myanmarthường tổ chức Tết đèn cổ truyền từ 14 đến16 tháng 7 hàng năm theo lịch Myamar để tỏlòng tôn kính với các vị thần. Vào ngày Tết,tất cả mọi nhà đều treo trước cửa nhữngchiếc đèn lồng màu sắc rực rỡ vẽ hình cácnhân vật trong các câu chuyện Phật giáo.

Mọi người cũng mang đèn ra đường cùng ngắm.Đây cũng là dịp để người dân tổ chức cáccuộc thi hát và dệt áo cà sa để đem lên chùatặng cho các nhà sư. Trong thời gian diễn raTết Đèn, người dân Myanmar còn tổ chức cảnhững cuộc diễn giảng về lịch sử Phật giáotrong không khí thành kính.


Theo Sức khỏe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.