Sức mạnh phi thường của cô gái từng bị 8 người đàn ông hãm hiếp tập thể năm 15 tuổi

Sau sự cố kinh hoàng, cô gái trẻ không bỏ cuộc và đã trở thành một trong những nhà hoạt động xã hội truyền cảm hứng nhất tại Ấn Độ.

Sau sự cố kinh hoàng, cô gái trẻ không bỏ cuộc và đã trở thành một trong những nhà hoạt động xã hội truyền cảm hứng nhất tại Ấn Độ.

Krishnan sinh năm 1972, ở Bangalore, Ấn Độ. Vào năm 15 tuổi, cô gái trẻ đã trải qua một bi kịch kinh hoàng và từ đây đã khiến Krishnan quyết định lựa chọn một lối đi riêng dành cho mình.

Khi ấy, cô gái trẻ đã bị cưỡng hiếp tập thể bởi 8 người đàn ông. Khi được hỏi về vụ cưỡng hiếp của chính mình, Krishnan nói: "Tôi không nhớ chi tiết của vụ hiếp dâm nhiều như tôi nhớ về sự tức giận trong tôi khi đó. Tôi biến sự tức giận ấy thành sức mạnh".

Mặc dù bị tổn thương, cô vẫn không bỏ cuộc và thậm chí đã trở thành một vị cứu tinh của nhiều phụ nữ gặp hoàn cảnh tương tự. Chỉ cao 1m40, Krishnan 45 tuổi ngày nay có lẽ là một trong những nhân vật mang lại nhiều hy vọng nhất ở Ấn Độ đương đại, tờ Al Jazeera nhận định.

Sức mạnh phi thường của cô gái từng bị 8 người đàn ông hãm hiếp tập thể năm 15 tuổi - Ảnh 1.

Krishnan từng là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp tập thể khi mới 15 tuổi.

Cô đồng sáng lập tổ chức Prajwala (có nghĩa là "Ngọn lửa vĩnh cửu") vào năm 1996 cùng anh trai Jose Vetticatil, một nhà truyền giáo qua đời năm 2005.

Prajwala là tổ chức giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán tìm được nơi trú ẩn. "Thời gian của tôi chủ yếu dành cho những người cần sự giúp đỡ", Krishnan nói.

Cuộc hành trình với Prajwala của cô bắt đầu từ việc chuyển đổi một nhà thổ ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ thành một trường học cho con cái của những người phụ nữ hành nghề mại dâm.

Kể từ đó, cô đã bất chấp mọi đe dọa và thậm chí cả các cuộc tấn công (một trong những cuộc tấn công đã khiến cô bị tổn thương tai) để thực hiện mục tiêu cao cả của mình. Tổng cộng, Krishnan đã giúp giải cứu 8.000 cô gái – nạn nhân của buôn người. Họ được phục hồi thông qua đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và kết hôn.

Sức mạnh phi thường của cô gái từng bị 8 người đàn ông hãm hiếp tập thể năm 15 tuổi - Ảnh 2.

Krishnan đã giúp giải cứu 8.000 cô gái – nạn nhân của buôn người.

Bên cạnh tổ chức Prajwala, cô còn đồng sản xuất một bộ phim có nội dung liên quan tới nô lệ tình dục. Theo nhiều ước tính, năm 2013, Ấn Độ có khoảng 3 triệu nô lệ tình dục, hầu hết trong số đó là trẻ em, theo Al Jazeera. 

Bộ phim thất bại về mặt thương mại, "nhưng nó gây được tiếng vang trong giới chuyên môn", cô nói. Có thể thấy, Krishnan luôn trăn trở về thái độ thờ ơ của xã hội Ấn Độ với nạn hiếp dâm.

Một tòa án địa phương ở New Delhi từng kết án 4 người đàn ông vì tội hãm hiếp và sát hại một sinh viên y khoa vào tháng 12.2012. Vụ việc này đã gây ra sự phẫn nộ, thể hiện qua các cuộc biểu tình bạo lực và các cuộc tranh luận trên cả nước.

Thế nhưng theo Krishnan, đó chỉ là một sự giả mạo. "Khi cả nước lên án một vụ hiếp dâm, tôi đang cố gắng để cứu giúp một bé gái 4 tuổi bị hãm hiếp và lạm dụng. Tại sao lúc đó, không ai quan tâm đến trường hợp của em gái này".

Sức mạnh phi thường của cô gái từng bị 8 người đàn ông hãm hiếp tập thể năm 15 tuổi - Ảnh 3.

Dù bị đe dọa nhiều lần nhưng Krishnan không bao giờ bỏ cuộc.

Theo cô, ép buộc bán dâm, nô lệ tình dục, hiếp dâm trong hôn nhân và lạm dụng tình dục luôn là một phần của xã hội Ấn Độ. "Chỉ là ngày nay, nhiều sự việc được đưa ra ánh sáng hơn".

Trong suốt quá trình không ngừng đấu tranh công lý cho các nạn nhân, Krishnan đã bị hành hung đến 14 lần và thường xuyên nhận được những lời đe dọa rằng sẽ giết chết cô. Từng có một lần, Krishnan bị ô tô đâm với chấn thương nghiêm trọng nhưng may mắn cô đã được cứu thoát khỏi thần chết. Cô cũng đã thoát khỏi một vụ tấn công axi nhằm vào cô. Thậm chí, thần chết đã để tuột mất cô trong một vụ đầu độc.

Dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng chưa bao giờ Krishnan có ý định dừng lại những hoạt động của mình. Bởi hơn ai hết, Krishnan đã từng là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp nên hơn ai hết Krishnan thấu hiểu được nỗi đau mà các nạn nhân đang phải gánh chịu.

Theo Trí Thức Trẻ


hiếp dâm

tấn công tình dục

cưỡng hiếp tập thể


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.